Đây là cơ hội tốt nhất cho các công ty Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường sự hiện diện tại Iran và họ có thể tận dụng để chinh phục một phần thị trường đầy tiềm năng chủ yếu nằm trong tay của các công ty châu Âu và Trung Quốc.
Ngày 5/11 vừa Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực năng lượng, tài chính và ngành vận tải biển của Iran. Hơn 700 cá nhân, thực thể, máy bay và tàu biển bị đưa vào “danh sách đen”, bao gồm 50 ngân hàng Iran cùng các công ty con, chi nhánh trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Washington vẫn cho phép các nước Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan ( Trung Quốc) nhập khẩu dầu từ Iran thêm một thời gian, giúp giảm lo ngại về sự sụt giảm nguồn cung trên thị trường dầu mỏ toàn cầu sau khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.
Ông Mousavi khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể mở rộng hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực như du lịch và đầu tư.
Năm 2017, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đạt 10,7 tỷ USD, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2016. Từ tháng 1-9 năm nay kim ngạch thương mại song phương cũng đã đạt 7,5 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thổ Nhĩ Kỳ sang Iran là vàng, thép đã định hình, sản phẩm hỗ trợ công nghiệp sản xuất ô tô, sợi thuỷ tinh, các phương tiện vận tải đường bộ và nhập khẩu từ Iran xăng dầu, khí đốt, nhựa ở dạng tiền chế, sắt thép…
Ông Mousavi nhận định rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ khó có thể tác động mạnh đến kinh tế Iran vì nước này không hoàn toàn liên kết với hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế. Mặt khác, đây có thể là cơ hội tốt để Iran giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và thúc đẩy các ngành sản xuất phi dầu mỏ, đa dạng hoá nền kinh tế.
Liên quan tới việc iao dịch thương mại bằng đồng nội tệ của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Trung Quốc đang nằm trong kế hoạch của nhà chức trách Iran. Các công ty của Iran đã hoan nghênh việc sử dụng đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ để thay thế đồng USD.