Đây được xem là một mục tiêu rất cao, bởi trong đại dịch COVID-19, giới khoa học cùng các tập đoàn dược lớn trên thế giới phải mất tới hơn 300 ngày để đưa ra thị trường vaccine phòng bệnh đầu tiên. Giới chuyên gia và lãnh đạo y tế cho rằng phản ứng nhanh hơn trước dịch bệnh sẽ giúp cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm được hàng nghìn tỉ USD.
Tính đến ngày 6/3, thế giới đón nhận cột mốc buồn, khi có tới 6 triệu người tử vong vì COVID-19, cùng với hơn 445 ca nhiễm trên toàn cầu. Giới chuyên gia nhận định cấp độ phản ứng trước dịch bệnh trong tương lai sẽ phải nhanh hơn để tránh lặp lại những tổn thất như vừa nêu, khi một loại virus tới đây có thể gây ra một căn bệnh hay đại dịch “X” nào đó.
Phát biểu trên kênh Sky News ngày 8/3, Giáo sư Sarah Gilbert – người được coi là “mẹ đẻ” của vaccine AstraZeneca, cho rằng giờ là lúc nói đến sự chuẩn bị tốn hơn, để không phải rơi vào tình cảnh xuất phát từ mốc tương tự như thời điểm thế giới ghi nhận COVID-19. Theo bà, các nhà khoa học cần xây dựng phòng thí nghiệm vaccine, để tìm ra đâu là loại hiệu quả nhất trong trường hợp xuất hiện một dịch bệnh mới, từ đó tăng nhanh tiềm lực sản xuất.
Cùng chung quan điểm với Giáo sư Gilbert, Tiến sĩ Richard Hatchetll, Giám đốc điều hành Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) cho rằng giới khoa học và quản lý có được cơ hội rộng mở để học được từ những thực tế đau buồn trong suốt hơn hai năm qua, tiến đến xây dựng một thế giới có khả năng ứng phó tốt hơn trước mối đe dọa đại dịch kết tiếp.
Phát biểu trên được đưa ra tại thời điểm các đại biểu đại diện cho các chính phủ, ngành y tế toàn cầu tập trung tại London để tham gia Hội nghị Thượng đỉnh sẵn sàng đối phó đại dịch toàn cầu (GPPS). Chính phủ Anh đã cam kết chi 160 triệu bảng Anh (210,2 triệu USD) cho sáng kiến “Sứ mệnh 100 ngày”, một chủ đề được nêu bật tại kỳ hội nghị này. Hội nghị lần này do Anh và CEPI đồng tổ chức.