Kênh CNN (Mỹ) cho biết một số kênh truyền thông đã không được tham dự của họp báo của Thủ tướng Boris Johnson ngày 4/2. Điều này khiến một số nhà báo tại Anh quyết định thể hiện sự đoàn kết bằng việc cùng rời khỏi phòng họp.
Mối quan hệ xấu đi giữa các nhà báo và Thủ tướng Johnson dẫn đến việc so sánh với biện pháp Tổng thống Trump áp dụng để "trừng phạt" kênh truyền thông và các nhà báo được cho đưa tin “không công bằng, thiếu trung thực”.
Ngay trong ngày 4/2, Nhà Trắng đã loại các phóng viên CNN tham dự buổi đọc Thông điệp Liên bang năm 2020 của Tổng thống Trump. Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết đã không có phản đối nào liên quan đến quyết định này.
Căng thẳng giữa chính phủ và báo giới tại Anh tăng lên trong tuần qua khi một nhóm phóng viên làm việc tại Financial times, The Sun, The Telegraph, BBC, Sky News, Daily Mail và Guardian được mời tới dự cuộc họp báo ở Phố Downing về quan hệ tương lai của Anh với Liên minh châu Âu (EU).
Một số phóng viên khác của The Mirror, The Evening Standard, HuffPost nói rằng trước đây từng được mời đến sự kiện tương tự cũng xuất hiện tại Phố Downing, họ được phép vào văn phòng chính phủ nhưng lại không được dự cuộc họp báo.
Trước diễn biến này, mọi phóng viên tham dự cuộc họp báo hôm đó quyết định rời phòng họp để thể hiện đoàn kết với đồng nghiệp. Sau vụ việc, người phụ trách truyền thông của Văn phòng Thủ tướng Anh – ông Lee Cain - nhận định với tờ Independent: “Chúng tôi chào đón tham dự họp báo bất cứ ai mà chúng tôi muốn, bất kể thời điểm nào”.
Việc hạn chế tiếp cận họp báo xảy ra sau khi đội ngũ của Thủ tướng Johnson chuyển địa điểm họp báo chính phủ hàng ngày từ nghị viện xuống Phố Downing.
Một số nhà quan sát lại cho rằng chiến thuật của Thủ tướng Johnson chưa đạt đến mức độ của Tổng thống Trump. Thay vào đó, nó phản ánh cuộc chiến mang tính "truyền thống" giữa truyền thông và chính phủ.