Chiều 31/10, tại dinh
thự Gorki ở ngoại ô Mátxcơva, các phóng viên TTXVN, VTV và VOV thường trú tại
LB Nga đã có cuộc phỏng vấn Thủ tướng Dmitry Medvedev về chuyến thăm Việt Nam sắp tới
của người đứng đầu chính phủ Nga. Báo Tin tức trân trọng trích giới thiệu nội dung của cuộc phỏng vấn này.
- Phóng viên: Xin
ngài cho biết những chủ đề chính sẽ được đưa ra thảo luận tại chuyến thăm Việt
Nam sắp tới của ngài?
- Thủ tướng Dmitry
Medvedev: Tại Hà Nội, tôi và các
nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ bàn một loạt vấn đề nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị
truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện song phương. Trước tiên, với tư
cách là nhà lãnh đạo Chính phủ Nga, tôi sẽ chú trọng bàn vấn đề kinh tế. Quan
hệ hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai đối tác gần gũi gồm Nga và Việt Nam đang
phát triển ngày càng mạnh và hiệu quả, nhưng chưa Thủ tướng Dmitry Medvedev ứng
hoàn toàn nguyện vọng của hai bên.
Nếu nói về kim ngạch trao đổi hàng hóa thì
nó còn ở mức khiêm tốn. Việc hai bên đề ra nhiệm vụ nâng kim ngạch này lên mức
7 tỷ USD vào năm 2015 là tốt, tăng mạnh hơn so với mức khoảng 3 tỷ USD hiện
nay. Tuy nhiên, nếu so sánh nó với kim ngạch buôn bán của Việt Nam với những
nước trong khu vực như Trung Quốc và Nhật Bản thì vẫn còn quá thấp. Vì vậy,
nhiệm vụ của chúng ta là tăng mạnh hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại
để tương xứng với mối quan hệ đối tác và hữu nghị rất tốt đẹp giữa Nga và Việt
Nam. Ngoài ra, tôi và các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ còn bàn đến các lĩnh vực hợp
tác khác như năng lượng, chế tạo máy, kỹ thuật hàng không-vũ trụ, thông
tin-viễn thông, nhân văn…
Điểm
thứ ba tôi nuốn nói đến là xây dựng cơ cấu hợp tác Nga-Việt có tính đến diễn
biến phát triển chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì hai nước là một bộ phận của khu vực
này. Chúng ta là những nước đóng vai trò đáng kể trong khu vực và chúng ta
không thờ ơ đối với sự phát triển của châu Á - Thái Bình Dương.
Còn có những vấn đề khác như tình hình quốc tế và khu vực cùng các dự án song
phương nên chúng tôi đề cập đến khi gặp lãnh đạo Việt Nam.
Thủ tướng D. Medvedev trả lời phỏng vấn của các nhà báo Việt Nam. |
Phóng viên: Theo ngài, Nga và Việt Nam cần làm gì để
đạt được mục đích đề ra là nâng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương lên mức
7 tỷ USD vào năm 2015. Ngài sẽ trao đổi vấn đề này như thế nào với các nhà lãnh
đạo Việt Nam trong chuyến thăm tới?
Thủ tướng Dmitry
Medvedev: Tôi đã phần nào trả lời cho cầu Phóng viên này. Thực vậy, chúng ta
cần phải thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra, nhưng nó chưa phải là đích
cuối cùng để chúng ta phấn đấu. 7 tỷ USD vào năm 2015 là mục đích trước mắt,
còn mục tiêu lâu dài là phải cao hơn.
Các biện pháp thực hiện nằm trong những
hình thức hợp tác mới gồm phát huy những thành tích hợp tác đã đạt được trong
những lĩnh vực phối hợp hành động truyền thống của hàng thập kỷ qua gồm năng
lượng, chế tạo máy, khoa học - kỹ thuật, quân sự - kỹ
thuật v.v. Hợp tác quân sự - kỹ thuật song phương vừa góp phần phát triển tổ hợp
công nghiệp quốc phòng Nga, vừa giúp Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự của
mình. Trước hết, chúng ta cần phải thúc đẩy các dự án chung ưu tiên về năng
lượng. Trong lĩnh vực này, chúng ta đã gia hạn thời gian hoạt động của Liên
doanh Vietsopetro đến năm 2030, đã xác định các nguyên tắc và hướng phát triển
mới cũng như đề ra các mục tiêu phấn đấu đầy tham vọng cho liên doanh này. Sản
phẩm của Vietsopetro đang mang lại thu nhập và lợi ích cho cả hai nước Nga và
Việt Nam.
Do Việt Nam là đối tác chiến lược của LB Nga nên chúng ta cũng có
những dự án chung quan trọng khác như các tập đoàn dầu khí Nga thu hút đầu tư
của Việt Nam và mời các doanh nghiệp Việt Nam liên doanh thăm dò và khai thác
dầu khí tại những khu mỏ mang tính chiến lược mà
ngoài Việt Nam ra, Nga chưa cho phép nước nào khác trên thế giới hoạt động.
Việt Nam được ưu tiên trong lĩnh vực này do quan hệ đối tác chiến lược của
chúng ta, đồng thời có tính đến triển vọng phát triển quan hệ này trong tương
lai.
Thủ tướng D. Medvedev: Việt Nam mến khách và rất gần gũi với Nga.
|
Phóng viên: Gần đây, lãnh đạo hai nước đã nhất trí về
việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
và quân sự-kỹ thuật. Xin Thủ tướng cho biết Chính phủ hai nước sẽ triển khai những
thỏa thuận này như thế nào?
Thủ tướng Dmitry
Medvedev: Chúng ta đã đề cập vấn đề này suốt trong thập kỷ qua và cả trong các
chuyến thăm cấp cao song phương thời gian qua. Tôi cho rằng chúng ta cần phải
mở rộng thêm các hướng hợp tác và triển vọng phối hợp hành động trong lĩnh vực
này là sáng sủa, chẳng hạn chuyển sang hợp tác công nghệ cao và áp dụng hình
thức mới về cung cấp năng lượng - nhiên liệu.
Tôi cho rằng cả Nga và Việt Nam đều quan
tâm đến việc cung cấp kỹ thuật cao trong lĩnh vực năng lượng vì thế giới đang
thay đổi và công nghệ ngày càng tiên tiến. Hai nước chúng ta ngoài việc trao
đổi thành phẩm và bán thành phẩm như dầu mỏ và khí đốt thì cần phải mở rộng
sang lĩnh vực chế biến nhiên liệu - năng lượng. Nếu chúng ta tập trung cho hướng hợp tác
này thì kết quả sẽ còn cao hơn. Trong tương lai, chúng ta có thể cung cấp cho
nhau khí đốt hỏa lỏng, một vấn đề mà tôi cho rằng các bạn Việt Nam cũng quan
tâm tới, đặc biệt là từ các xí nghiệp của Nga hoạt động tại khu vực Xibiri và
Viễn Đông.
Thủ tướng Medvedev nêu rõ, đây là lần thứ ba ông thăm Việt Nam. Lần thứ nhất ông đến Hà Nội cách đây khoảng 10 năm.
Ông đã tận mắt chứng kiến sự thay đổi to lớn của Việt Nam, đất nước đang phát triển mạnh mẽ. Điều đập vào mắt ông trước tiên và đọng sâu trong tâm trí ông là tình cảm anh em gần gũi, lòng mến khách và sự chân tình của người Việt Nam mà ông cho rằng ít nơi có được.
Ông vừa cảm động, vừa vui mừng khi được đến thăm Việt Nam. Ông khẳng định lãnh đạo và nhân dân hai nước LB Nga và Việt Nam đều có nhiệm vụ giữ gìn và phát huy tình cảm và mối quan hệ truyền thống gần gũi, quý báu, thắm tình anh em và đối tác rất đáng tin cậy giữa hai nước và hai dân tộc. |
Về hợp tác quân sự - kỹ thuật, trong những năm qua chúng ta đã có bước tiến
vượt bậc và trình độ hợp tác này đang ngày càng được cải thiện về cơ bản. Chúng
ta đã khôi phục được tinh thần hợp tác từng có dưới thời Liên Xô trước đây. Nga
ủng hộ việc thúc đẩy tinh thần hợp tác đó và sẵn sàng giúp Việt Nam trong công
tác đào tạo các chuyên gia, kể cả đào tạo các sĩ quan chuyên ngành cũng như hỗ
trợ sử dụng kỹ thuật quân sự trên cơ sở tuân thủ các cam kết quốc tế của Nga.
Phóng viên: Một thông điệp ngắn gọn và rõ ràng mà lãnh
đạo Nga đã đưa ra tại Hội nghị APEC-2012, đồng thời cũng gửi cho toàn thế giới,
là Nước Nga đã sẵn sàng trở thành cầu nối kinh tế và giáo dục giữa Đông và Tây
với tất cả lợi thế và trách nhiệm cao nhất. Vậy xin ngài cho biết Nga sẽ làm gì
để vượt qua những trở ngại và thách thức đang nổi lên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
nhằm thực hiện thông điệp đó?
Thủ tướng Dmitry
Medvedev: Nga đã thông qua đường lối tham gia phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
đồng thời đã có chương trình phát triển khu vực Đông Xibiri và Viễn Đông của
mình trong mối liên hệ chặt chẽ với phát triển của khu vực này. Nga chủ trương ra sức phát triển quan hệ với
các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sẽ tham gia thảo luận tất cả mọi vấn
đề liên quan đến quá trình phát triển của khu vực. Trước hết, đó là việc thống
nhất các nguyên tắc thương mại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
mà Nga cho là một vấn đề quan trọng.
Trong số những thách thức trước hết phải
kể đến tình trạng châu Á có các quốc gia đông dân cư, điều khá quan trọng đối
với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực. Nga là nước có tiềm năng nông nghiệp hùng
hậu nên tôi sẵn sàng thảo luận vấn đề liên quan này để giới thiệu về tiềm năng
hợp tác nông nghiệp của Nga. Hướng hợp tác quan trọng thứ ba là xây dựng mối
quan hệ đúng đắn và phát triển hạ tầng cơ sở của các bên tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Việc các nước khu vực này sử dụng hành lang vận tải qua lãnh thổ Nga vừa giúp
họ tiết kiệm chi phí, vừa góp phần để các xí nghiệp Nga có thêm việc làm và thu
nhập.
Đình Lanh - Cao Cường (Thực
hiện)