Bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên được chụp qua vệ tinh. Ảnh: North |
Trước đó, vào đầu tháng 9, Triều Tiên đã cho kích nổ một thiết bị hạt nhân tại bãi thử này, được các chuyên gia đánh giá đó là một quả bom nhiệt hạch có sức mạnh gấp 10 lần quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ II.
Kể từ thời điểm đó, các hình ảnh vệ tinh ghi nhận tiết lộ ngọn núi Mantap mà xây dựng bãi thử hạt nhân đã phải trải qua nhiều trận động đất nhỏ và không còn thích hợp để thử hạt nhân, lo ngại khu vực bãi thử sẽ bị đổ sụp, khiến tính mạng hàng ngàn người gặp nguy hiểm vì ô nhiễm phóng xạ.
Theo Giám đốc cơ quan Thời tiết Hàn Quốc, ông Nam Jae-cheol có viết trong một bản báo cáo trình quốc hội tiết lộ có thể có một vụ sập tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri.
Hãng thông tấn Yonhap trích dẫn bản báo cáo đưa tin: “Dựa vào các bản phân tích hình ảnh vệ tinh, chúng tôi thấy có sự xuất hiện của một vết hõm xuống, rộng từ 60 đến 100 mét, ở khu vực chân núi Mantap tại bãi thử Punggye-ri. Nếu như tiếp tục xảy ra một vụ thử hạt nhân, khu vực đó sẽ có khả năng sập”.
Kênh truyền hình TV Asahi dẫn thông tin ban đầu từ các nguồn Triều Tiên cho biết vụ sập hầm đầu tiên chôn vùi 100 công nhân xảy ra vào ngày 10/9 – một tuần sau khi Triều Tiên triển khai vụ thử hạt nhân thứ 6.
Sau đó, trong quá trình triển khai công tác cứu hộ với 100 công nhân khác, vụ sập hầm thứ hai đã xảy ra, nâng tổng số người chết có thể lên tới hơn 200 người.
Tính đến thời điểm hiện tại, kênh truyền hình Nga RT vẫn chưa thể xác định chính xác con số thương vong.