Bà mẹ hai con Yang Zengdong, 40 tuổi, đã sẵn sàng tinh thần đưa các con ra ngoài chơi sau khi 2 tháng ở yên trong nhà chống dịch.
Ước muốn của cô vào ngày 1/6 là đến một trung tâm thương mại, xem cửa hàng nào mở cửa, mua một thứ đồ uống và có thể mua cho con gái nhỏ một số món đồ chơi. Mặc dù mong muốn không quá xa xỉ song niềm vui đơn giản như này cũng không thể thực hiện được trong suốt hai tháng bị phong tỏa.
Theo đánh giá của giới phân tích, các nhà bán lẻ không nền kỳ vọng về sự trở lại nhanh chóng, đầy mạnh mẽ từ những người mua sắm như hiện tượng xảy ra vào năm 2020, sau đợt bùng phát dịch đầu tiên. Cảm giác phấn khích của người tiêu dùng vẫn đang bị kìm hãm vì sự cảnh giác dịch bệnh có thể quay trở lại trong tương lai.
“Rất nhiều người bạn của tôi, những người có gia đình, con nhỏ, họ muốn mua tủ lạnh to hơn hay thực phẩm. Họ không hứng thú mua những thứ không thiết yếu trong thời điểm hiện tại”, bà Yang hiện là giáo viên chia sẻ.
Việc mua sắm tập trung vào những vật dụng thiết yếu củng phản án trên các trang thương mại điện tử.
“Nhu cầu về đồ thiết yếu tăng mạnh và ít có độ nhạy cảm về giá hơn. Trong khi đó, đối với những mặt hàng không thiết yếu, độ nhảy cảm về giá nhiều hơn”, Giám đốc điều hành trang thương mại điện tử Alibaba phát biểu trong tuần trước, nói thêm người tiêu dùng đang tích trữ chuẩn bị cho những biến động trong tương lai.
Jason Yu, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, dự đoán sự phục hồi chi tiêu ban đầu sẽ diễn ra tại các cửa hàng thực phẩm và đồ uống như cà phê, trà sữa, bánh ngọt và các “danh mục liên quan đến sự hưởng thụ”.
Các sản phẩm làm đẹp cũng sẵn sàng hưởng lợi từ việc cuộc sống đời thường trở lại. Ông Yu dự báo lễ hội mua sắm “618” sắp tới, với sự tham gia của tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc cùng nhiều thương hiệu lớn khác có thể thúc đẩy doanh số bán hàng.
“Nhu cầu về dưỡng da và làm đẹp sẽ tăng, đặc biệt là những thương hiệu cao cấp sẽ quảng bá với nhiều mặt hàng giảm giá mạnh”, Giám đốc Yu lí giải.
Là thành phố lớn nhất và giàu có bậc nhất của Trung Quốc, Thượng Hải từ lâu đã trở thành cây nam châm hút các nhãn hiệu xa xỉ. Thành phố này là nơi tập trung 12% tổng số cửa hàng đồ xa xỉ trên toàn quốc.
Ngay khi vừa mở cửa tại trung tâm thương mại cao cấp 66 vào cuối tuần trước, gian hàng Hermes đã chứng kiến người xếp hàng dài bên ngoài.
“Nhiều cửa hàng đưa ra những ưu đãi để thu hút người tiêu dùng trở lại, bao gồm tăng gấp ba lần số điểm tích lũy mà khách hàng có thể kiếm được trong các chương trình khách hàng thân thiết”, Amrita Banta, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Agility Research and Strategy, cho biết.
Tuy nhiên, Amrita cũng không quá trông mong vào doanh thu từ đợt chi tiêu trả thù lần này. “Những ngày đầu có thể đông khách, song điều này cũng khiến những khách hàng khác ở nhà vì họ không muốn mạo hiểm đến nơi nơi đông đúc”, cô giải thích.
Giáo viên Yang cho biết cuộc sống ở Thượng Hải vẫn đầy nguy cơ rủi ro. “Tôi không sợ bị nhiễm virus, nhưng tôi sợ nhận kết qảu dương tính và phải đi cách ly tập trung. Tôi nghĩ đối với hầu hết mọi người, đây là thời gian để tận hưởng cuộc sống bên ngoài nhưng cũng phải bảo vệ bản thân và túi tiền của chính mình. Đây không phải là lúc tiêu xài hoang phí”.