Trong báo cáo tổng quan về khí hậu trong năm, Bộ Môi trường, Giao thông, Năng lượng và Truyền thông Thụy Sĩ cho biết sức nóng kỷ lục này đã có tác động tiêu cực đến các hồ, sông, rừng và nông nghiệp của quốc gia châu Âu không giáp biển này. Báo cáo chỉ ra nhiệt độ trung bình hằng năm của Thụy Sĩ từ năm 1991 đến 2020 là 5,8 độ C, thì trong năm 2022 con số này đã tăng lên 7,4 độ C. Trong những tháng mùa Hè, nhiệt độ trên 36 độ C được ghi nhận ở cả phía Bắc và phía Nam của dãy Alps. Ngày nóng nhất tại Thụy Sĩ đã được ghi nhận tại Geneva hôm 4/8/2022, với nhiệt độ chạm ngưỡng ,3 độ C.
Báo cáo nêu rõ các sông băng Thụy Sĩ chưa bao giờ mất nhiều khối lượng băng như vào năm 2022, trong đó khoảng 6% lượng băng còn lại đã bị tan chảy. Theo báo cáo, các sông băng nhỏ "thực tế đã biến mất", đến mức việc đo đạc đã bị đình chỉ đối với các sông băng Pizol Vadret dal Corvatsch và Schwarzbachfirn. Từ ngày 15/7-20/8/2022, hồ Constance ghi nhận mực nước thấp kỷ lục 394,7m, trong khi hồ Lugano và hồ Maggiore cũng đánh dậu mực nước thấp lịch sử trong 8 tháng đầu năm.Mực nước thấp có "tác động đáng kể" đối với các nhà máy thủy điện, khiến nhiều nhà máy buộc phải tạm dừng hoạt động tại một số điểm, với sản lượng giảm 15,2% so với năm 2021.
Nhiệt độ ở các hồ và sông của Thụy Sĩ thường ở mức 25C hoặc cao hơn. Ở những mức nhiệt độ cao, nồng độ oxy trong nước sẽ giảm khiến loài tảo nở rộ và đe dọa sự sống của nhiều loài cá.
Trong khi đó, Tây Ban Nha đang bước vào đợt nắng nóng thứ hai của mùa Hè này với nhiệt độ ngày 10/7 tăng vọt tại nhiều nơi trên cả nước, với mức nhiệt tối đa 44 độ C có thể được ghi nhận tại miền Nam nước này. Cơ quan Thời tiết quốc gia Tây Ban Nha (AEMET) cho biết một khối khí nóng từ Bắc Phi là nguyên nhân dẫn đến đợt nắng nóng lần này, dự kiến kéo dài tối thiểu đến ngày 12/7, với khu vực phía Nam Andalusia dự kiến chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Người phát ngôn của AEMET Ruben del Campo cho biết sức nóng gay gắt sẽ bao trùm hầu hết bán đảo cũng như quần đảo Balearic, với nhiệt độ trong khoảng từ - 40 độ C ở hầu hết các khu vực trong nước và 42 - 44 độ C ở các vùng của Andalusia và Aragon.
Tây Ban Nha bước vào đợt nắng nóng đầu tiên lên đến 40 độ C bắt đầu từ ngày 25/6, với sức nóng dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Viện Thống kê Quốc gia (INE) cho biết vào năm 2022, Tây Ban Nha đã trải qua mùa Hè nóng kỷ lục tính từ năm 1916, với nhiệt độ tăng cao là nguyên nhân trực tiếp khiến hơn 350 người tử vong do say nắng và mất nước.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), châu Âu hiện là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới và các chuyên gia cho rằng Tây Ban Nha có thể là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.