Theo UNIFIL và Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), có tổng cộng 37 người trên một con thuyền được UNFIL được tìm thấy, trong đó có 1 người đã thiệt mạng. Trong số 36 người còn lại cứu, có 25 công dân Syria, 8 công dân Liban và 3 người mang quốc tịch khác nhau. Hiện chưa rõ đâu là đích đến của con thuyền chở người vượt biên này.
UNHCR cho biết toàn bộ số người được giải cứu đã được đưa đến cảng Beirut và hiện đang được Hội chữ thập đỏ Liban, UNHCR và giới chức Liban chịu trách nhiệm chăm sóc và hỗ trợ. Một số người trong tình trạng sức khỏe yếu đã được đưa tới bệnh viện để chăm sóc, số còn lại được cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết.
Quân đội Liban hôm 8/9 cũng thông báo đã ngăn chặn một nhóm công dân Syria và Liban có ý định vượt biên trái phép từ thành phố Tripoli. Trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và ngăn chặn ít nhất 5 tàu chuẩn bị chở 150 người vượt biên trái phép.
Trong ngày 14/9, Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) cho biết trong tuần qua, đã có 454 người vượt biên trái phép được giải cứu ngoài khơi Libya. Từ đầu năm 2020 đến nay, IMO cho biết đã có 8.435 người di cư bất hợp pháp được giải cứu và đưa trở lại Libya.
Liban và Libya là 2 cửa ngõ tại châu Phi mà người di cư tại các nước nghèo đói, chìm trong xung đột, tìm đến để vượt biên qua biển Địa Trung Hải tìm cách vào châu Âu với mong ước tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, những cuộc vượt biên không thành công của người di cư khiến hai nước nước này chịu nhiều gánh nặng về cả kinh tế và an ninh khi phải tiếp nhận hàng nghìn người di cư tại các trại tị nạn.
Cùng ngày, lực lượng bảo vệ biển Hy Lạp cho biết đã cứu được 53 người trên trên một tàu chở người di cư bị lật do. Cơ quan chức năng nước này cũng đã tìm thấy 3 thi thể của 2 trẻ em và 1 phụ nữ ở cách bở biển 22km về phía Đông. Một thành viên trên tàu đã gọi điện cầu cứu khi tàu có dấu hiệu bị lật. Hiện chưa rõ quốc tịch những người được giải cứu.
Kể từ khi trở thành một trong những cửa ngõ chính vào châu Âu cho những người di cư từ năm 2015, Hy Lạp đã xây dựng hàng chục trung tâm tạm trú cho người di cư và tị nạn trên khắp lãnh thổ. Tuy nhiên, việc các quốc gia châu Âu tới nay mới chỉ chấp nhận một số lượng rất nhỏ người tị nạn đã khiến hàng nghìn người bị mắc kẹt vô thời hạn trong các trại tị nạn ở Hy Lạp. Chính quyền Athens thời gian qua cũng đã siết chặt các giới hạn tị nạn, đồng thời cắt giảm trợ cấp và nơi ở nhằm làm nản lòng những người muốn di cư qua nước này.