Tiết lộ bí mật mới nhất về vụ Mỹ nã tên lửa hành trình Tomahawk vào Syria

Trong khi dư luận chưa hết ồn ào về việc phía Nga đưa ra báo cáo rằng chỉ có 23 trong số 59 quả tên lửa hành trình Mỹ nã vào căn cứ không quân Syria hôm 6/4 trúng mục tiêu, một tiết lộ khác lại xuất hiện.

Máy bay chiến đấu của Syria bị phá hủy sau vụ tấn công của Mỹ ngày 7/4. Ảnh: RT

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, các lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad “đã mất khả năng tiếp nhiên liệu, tái vũ trang cho máy bay tại căn cứ Sha’irat và đường băng không thể được sử dụng vào mục đích quân sự”. Sputnik dẫn lời ông Mattis nói: "Chính phủ Syria sẽ không thể liều lĩnh tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học nữa".

Một ước tính của GlobalFirePower.com cho biết các lực lượng vũ trang Syria sở hữu tổng số 461 máy bay. Như vậy, theo tuyên bố của ông Mattis, cuộc tấn công của Mỹ đã dẫn tới việc loại bỏ khoảng 92 máy bay.

Trước đó, John Thomas, người phát ngôn Bộ tư lệnh Trung ương quân đội Mỹ, nói Washington đã phá hủy hơn 20 máy bay Syria.

Video tên lửa Tomahawk phóng từ tàu khu trục USS Porter nhằm hướng Syria:



Trong khi đó, theo RT, Bộ Quốc phòng Nga cho hay chỉ có 6 máy bay chiến đấu MiG-23, trạm radar, căng tin và một cơ sở huấn luyện tại Shayrat bị phá hủy. Bộ Quốc phòng Nga đã miêu tả cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk từ hai tàu khu trục USS Ross và USS Porter của Mỹ
là “kém hiệu quả”. Người phát ngôn Bộ này, Tướng Igor Konashenkov cho hay chỉ có 23 trong số 59 tên lửa Tomahawk bắn trúng mục tiêu căn cứ.

Trong diễn biến liên quan, ngày 10/4, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer tuyên bố Mỹ có thể phát động tấn công tại Syria. Tuyên bố này dường như thể hiện sự thay đổi lập trường của Washington mà có thể sẽ dẫn tới sự can dự về quân sự lớn hơn của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này.

Tối 6/4 (sáng 7/4 theo giờ VN), hai tàu chiến Mỹ ở Địa Trung Hải bất ngờ dội 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat ở tỉnh Homs của Syria. Vụ tấn công diễn ra ít ngày sau khi Mỹ cáo buộc quân đội Syria tấn công vũ khí hóa học nhằm vào dân thường ở Idlib. Tuy nhiên, Chính phủ Syria và Nga đã bác bỏ cáo buộc này.

Trần Minh/Báo Tin Tức
Tại sao S-500 của Nga 'bất khả chiến bại'?
Tại sao S-500 của Nga 'bất khả chiến bại'?

Được coi là hệ thống phòng không đa tầng giai đoạn đầu tiên của thế giới và là thế hệ mới nhất mà Nga sản xuất giúp bảo vệ đất nước khỏi những cuộc tấn công tên lửa khổng lồ, song ít ai biết biết được lý do vì sao hệ thống phòng không S-500 lại được coi là "bất khả chiến bại".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN