Tình hình COVID-19 hết ngày 30/4 tại ASEAN: Toàn khối 44.454 người mắc bệnh, Thái Lan nới lỏng các biện pháp phòng dịch

Hết ngày 30/4, khu vực Đông Nam Á ghi nhận tổng cộng trên 44.400 ca mắc bệnh COVID-19 và trên 1.500 người tử vong. Số ca bệnh tại Singapore, Indonesia, Philippines và Malaysia nhiều hơn hẳn các nước khác, trong đó Indonesia có số người tử vong vì virus SARS-CoV-2 cao nhất khu vực.

Chú thích ảnh
 Người dân mua sắm tại một chợ ở Bangkok, Thái Lan, ngày 30/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 30/4, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 44.454 trường hợp dương tính với virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2), tăng 1.215 ca so với 1 ngày trước.

Virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của 1.5 người dân ở khu vực này, tăng 21 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 11.257 trường hợp.

Trong vòng 24 giờ qua, Singapore ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất khu vực với 528 người, qua đó tiếp tục là nước thành viên ASEAN có tổng số ca COVID-19 cao nhất và bỏ xa các quốc gia khác. Ngoài Singapore, Philippines và Indonesia cũng ghi nhận hàng trăm ca bệnh mới.

Nhìn chung, ở Đông Nam Á, đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại tại nhóm 5 quốc gia gồm Singapore, Philippines, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Trong khi các nước thành viên ASEAN còn lại đã khống chế và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.

Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một điểm sáng về phòng chống đại dịch COVID-19 khi chặn đứng số ca mắc bệnh ở mức 270 trong hai tuần liên tiếp và số ca khỏi bệnh đã tăng lên 219.

Trước diễn biến dịch có phần hạ nhiệt, một số nước trong khu vực đang bắt đầu xem xét từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và nối lại hoạt động kinh tế.

Chú thích ảnh
 Nhân viên y tế lấy mẫy xét nghiệm COVID-19 cho người lao động nước ngoài tại Singapore, ngày 27/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN tới hết ngày 30/4

Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca hồi phục
Singapore 16.169 +528 15 +1 1.244
Indonesia 10.118 +347 792 +8 1.522
Philippines 8.488 +276 5 +10 1.043
Malaysia 6.002 +57 102 +2 4.171
Thái Lan 2.954 +7 54   2.7
Việt Nam 270       219
Myanmar 150   6   27
Brunei 1   1   124
Cambodia 122       199
Timor-Leste 24       16
Lào 19       8
Chú thích ảnh
 Một cửa hiệu cắt tóc nhận cắt tóc miễn phí cho nhân viên y tế tại Bangkok, Thái Lan, ngày 30/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong 24 giờ qua, Bộ Y tế Singapore cho biết nước này đã ghi nhận 528 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm bệnh trên cả nước lên thành 16.169 người.

Theo bộ trên, số bệnh nhân được chữa khỏi là 1.180 người. Tuy nhiên, trong ngày 30/4, sau một thời gian dài không ghi nhận ca tử vong mới, Đảo quốc sư tử đã ghi nhận thêm 1 người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca tử vong vì đại dịch tại nước này lên 15 trường hợp.

Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines thông báo đã ghi nhận 276 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 trên cả nước lên thành 8.488 người.

Phía Philippines cho biết có thêm 10 trường hợp tử vong do mắc COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên thành 5 người. Hiện tổng số ca bệnh được chữa khỏi tại Philippines là 1.043 người, sau khi có thêm 20 bệnh nhân đã hồi phục.

Chú thích ảnh
 Kiểm tra các phương tiện tại một trạm kiểm soát nhằm ngăn chặn lây nhiễm COVID-19 tại Cainta, Philippines, ngày 22/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Thái Lan ngày 30/4 xác nhận 7 ca mắc COVID-19, nhưng không có trường hợp tử vong. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp nước này ghi nhận số ca mắc theo ngày ở mức 1 con số. Cho tới nay, Thái Lan có tổng cộng 2.954 bệnh nhân COVID-19, trong đó 54 trường hợp tử vong. Nước này cũng đã điều trị khỏi cho 2.7 bệnh nhân, trong khi còn 213 trường hợp vẫn đang được chăm sóc tại các cơ sở y tế.

Ngày 30/4, Chính phủ Thái Lan đã cho phép 6 loại hình kinh doanh hoạt động trở lại trong giai đoạn đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 theo Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp vừa được gia hạn cho tới hết tháng 5.

Các loại hình nêu trên bao gồm: chợ; hàng rong; cửa hàng bán lẻ (kể cả nhà hàng nhỏ); công viên và khu thể thao (ngoại trừ thi đấu thể thao); các tiệm cắt tóc; các cơ sở chăm sóc vật nuôi. Tất cả các địa điểm này phải tuân thủ nghiêm ngặt những biện pháp giữ khoảng cách và vệ sinh xã hội. Trong khi đó, lệnh cấm rượu bia vẫn được duy trì.

Chú thích ảnh
 Một cửa hiệu cắt tóc nhận cắt tóc miễn phí cho nhân viên y tế tại Bangkok, Thái Lan, ngày 30/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Người phát ngôn Trung tâm Quản lý Tình hình COVID-19 (CCSA) Taweesilp Visanuyothin ngày 30/4 cho biết chính quyền các tỉnh được phép điều chỉnh các biện pháp để phù hợp theo từng khu vực, song việc điều chỉnh này phải ngang bằng hoặc nghiêm ngặt hơn các biện pháp được chính phủ đưa ra.

Ông Taweesilp cũng lưu ý trong trường hợp số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại, các cơ sở kinh doanh có thể bị đóng cửa hoặc đình chỉ hoạt động một lần nữa. Chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch cho 4 giai đoạn nới lỏng, dự kiến kéo dài trong vòng 2 tháng, để hoàn toàn mở lại các hoạt động với điều kiện số lượng các ca COVID-19 mới trong tầm kiểm soát.

Kể từ ngày 1/5 sẽ có 32 đường bay nội địa cùng 14 sân bay trên khắp Thái Lan được mở cửa trở lại để tạo điều kiện cho người dân đi nghỉ dài ngày vào đầu tháng 5. Các chuyến bay nội địa được phép hoạt động dưới sự giám sát của Cục Cảng Hàng không và dự kiến phục vụ khoảng 3.000 hành khách/ngày. Cơ quan này đã tăng cường các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại tất cả các sân bay được mở lại, như khử trùng băng chuyền hành lý và yêu cầu các hãng hàng không thiết lập phân vùng tại quầy làm thủ tục để giãn cách nhân viên và hành khách. Những người bị sốt hoặc không đeo khẩu trang sẽ không được phép vào sân bay.

Chú thích ảnh
 Binh sĩ tham gia phòng dịch COVID-19 tại Aceh, Indonesia, ngày 19/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia, ông Achmad Yurianto, cho biết nước này đã ghi nhận 347 ca mắc COVID-19 trong ngày 30/4, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này lên 10.118 trường hợp.

Ông Yurianto cũng xác nhận 8 ca tử vong ở Indonesia vì dịch COVID-19, nâng tổng số ca tử vong trên toàn quốc lên thành 792 người. Trong khi đó, có 1.522 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Hơn 72.300 người đã được xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Quân đội Indonesia (TNI) chuẩn bị ứng phó với mọi bất ổn xã hội tiềm tàng trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã buộc hàng loạt doanh nghiệp ngừng hoạt động và khiến hàng triệu người mất việc.

Phát ngôn viên của TNI, Thiếu tướng Sisriadi cho biết lực lượng này đã chuẩn bị kế hoạch dự phòng an ninh nhằm đối phó với “tình huống xấu nhất”. Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến mới đây, Thiếu tướng Sisriadi cho hay: “Chúng tôi đã chuẩn bị lực lượng để đối phó với tình trạng bất ổn xã hội và bạo lực”, đồng thời khẳng định rằng dịch bệnh không chỉ là vấn đề sức khỏe vì nó còn liên quan đến các khía cạnh khác, như xã hội, chính trị và kinh tế. 

Chú thích ảnh
  Chôn cất các bệnh nhân tử vong do COVID-19 ở Jakarta, Indonesia, ngày 15/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Tướng Sisriadi thông báo TNI đã đề xuất một gói ngân sách cho các kế hoạch dự phòng của mình thông qua Bộ Quốc phòng và gói ngân sách này đã được trình lên Ủy ban I (giám sát các vấn đề quốc phòng và an ninh) thuộc Hạ viện.

Tuy không tiết lộ thêm chi tiết song ông Sisriadi cho biết TNI sẽ có đủ kinh phí để đối phó với tình trạng bất ổn an ninh tiềm tàng trong 5 tháng nếu đề xuất ngân sách được phê duyệt, trong đó có việc hợp tác với Cảnh sát Quốc gia trong các hoạt động an ninh, đảm bảo trật tự công cộng và thực thi pháp luật.

Trước đó, Văn phòng Phủ Tổng thống Indonesia cũng cho biết đã chuẩn bị ứng phó với các nguy cơ xung đột an ninh và xã hội sau khi Cơ quan Tình báo An ninh thuộc Cảnh sát Quốc gia (Baintelkam) xác nhận nguy cơ bạo loạn và tội phạm trong giai đoạn khủng hoảng. Chính phủ Indonesia ước tính rằng đại dịch COVID-19 sẽ đẩy 3,78 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói và khiến 5,2 triệu người mất việc.

Cũng trong ngày 30/4, các nước thành viên ASEAN còn lại gồm Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia, Brunei và Timor Leste không ghi nhận bất kỳ ca bệnh mới hay tử vong nào liên quan tới dịch COVID-19.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN với Hoa Kỳ
Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN với Hoa Kỳ

Sáng 30/4, Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN với Hoa Kỳ đã được tổ chức. Về phía Việt Nam, dự Hội nghị có Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN