Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 7/5: Toàn khối có 54.287 ca bệnh, số người tử vong tăng mạnh ở Indonesia và Philippines

Hết ngày 7/5, Đông Nam Á ghi nhận tổng cộng trên 54.200 ca mắc bệnh COVID-19 và trên 1.800 người tử vong. Trong 24 giờ qua, chỉ có 2 nước Indonesia và Philippines ghi nhận ca tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp, song cũng có 8 nước ở khu vực này thông báo các ca dương tính với virus SARS-CoV-2.

Chú thích ảnh
 Cảnh sát kiểm tra thân nhiệt của người dân tại Manila, Philippines ngày 24/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 7/5, khu vực Đông Nam Á có tổng cộng 54.287 trường hợp dương tính với virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2), tăng 1.494 ca so với 1 ngày trước.

Virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của 1.804 người dân ở khu vực này, tăng 62 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 13.834 trường hợp.

Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN tới hết ngày 7/5

Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi
Singapore  20.939 +741 20   1.712
Indonesia 12.776 +3 930 +35 2.1
Philippines 10.343 +339 5 +27 1.618
Malaysia 6.467 +39 107   4.776
Thái Lan 2.992 +3 55   2.772
Việt Nam 288 +17     233
Myanmar 176 +15 6   62
Brunei 141 +2 1   131
Campuchia 122       120
Timor-Leste 24       20
Lào 19       9
Chú thích ảnh
 Cảnh sát phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Makassar, Indonesia, ngày 17/4/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Indonesia là quốc gia ASEAN ghi nhận số ca tử vong trong vòng 24 giờ qua ở mức cao đáng lo ngại, với 35 ca. Đây là một trong những ngày có số người chết vì COVID-19 nhiều nhất ở nước này.

Tới hết ngày 7/5, Indonesia cũng là nước có tổng số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 cao nhất ở Đông Nam Á, với 930 trường hợp.

Indonesia cũng thông báo 3 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong ngày 7/5, qua đó nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này lên thành 12.776 người (đứng thứ hai khu vực).

Một nhóm kỹ sư Indonesia thông báo đã chế tạo trong 2 tháng một máy thở nhỏ gọn để bán với giá thấp hơn nhiều giá thông thường, với hy vọng đóng góp vào cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này.

Chú thích ảnh
  Nhân viên y tế xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 6/5/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Trưởng nhóm chế tạo, Syarif Hidayat - một giảng viên đại học 57 tuổi, cho biết đã sử dụng các vật liệu gia đình như cốc uống nước bằng nhựa để chế tạo các bộ phận. 40 kỹ sư từ Viện công nghệ Bandung (ITB) đã phát triển máy thở Vent-I kích thước bằng chiếc lò nướng nhỏ. ITB đặt mục tiêu bán các máy thở này với giá chưa đến 15 triệu rupiah (1.000 USD) mỗi chiếc, gần bằng 1/20 giá loại máy thở thông thường hiện nay.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đặt mục tiêu “san phẳng” đường cong biểu đồ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Indonesia trong tháng 5 này và khống chế các ca nhiễm mới trong tháng 6 tới. 

Chú thích ảnh
 Người dân xếp hàng chờ nhận thực phẩm miễn phí tại Quezon, Philippines, ngày 20/4/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/ TTXVN

Ngày 7/5, Philippines thông báo 339 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh ở nước này lên 10.343 người.

Theo Bộ Y tế Philippines, nước này cũng ghi nhận 27 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người tử vong lên 5. Ngoài ra, đã có thêm 112 bệnh nhân bình phục, nâng tổng số ca bình phục lên 1.618 người.

Giới chức hữu quan Philippines cho biết kể từ ngày 3/5, quốc gia này đã ngừng tất cả các chuyến bay chở khách đến nước này trong vòng 1 tuần lễ để có thời gian xử lý vấn đề các trung tâm cách ly hiện nay đã chật cứng khi hàng nghìn lao động Philippines hồi hương trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan khắp thế giới.

Hàng triệu người Philippines làm việc tại nước ngoài, với Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Singapore và Qatar là những điểm đến chính. Khoảng 24.000 người đã về nước, phần nhiều sau khi mất việc bởi ảnh hưởng của đại dịch khiến kinh tế toàn cầu lao đao. Những người về nước sẽ trải qua 14 ngày cách ly tại các trung tâm mà hiện nay đang trong tình trạng quá tải.

Chú thích ảnh
 Những hạn chế về hoạt động kinh tế và xã hội do COVID-19 là nhân tố đặc biệt tạm thời hạn chế nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ ở Thái Lan. Ảnh: Ngọc Quang – PV TTXVN tại Thái Lan.

Thái Lan ngày 7/5 xác nhận 3 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nhưng không ghi nhận thêm trường hợp tử vong nào vì căn bệnh này. Trong 3 trường hợp mới ghi nhận có 1 phụ nữ nội trợ tại tỉnh Yala ở vùng cực Nam và 2 lao động trở về từ Kazakhstan. Như vậy, Thái Lan đến nay có tổng cộng 2.992 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 55 trường hợp tử vong. 

Trước đó, trong 2 ngày 5 và 6/5, Thái Lan đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 theo ngày ít nhất trong vòng 2 tháng kể từ ngày 9/3, với chỉ một trường hợp duy nhất mỗi ngày. Trong khi đó, người phát ngôn của Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) Taweesilp Visanuyothin nhấn mạnh hôm 6/5 rằng tất cả những người Thái Lan hồi hương từ nước ngoài phải thực hiện cách ly bắt buộc trong 14 ngày.

Chú thích ảnh
 Khách hàng đến mua đồ ăn mang về tại một trung tâm thương mại đang thực hiện biện pháp giãn cách xã hội. Ảnh: Ngọc Quang – PV TTXVN tại Thái Lan.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha tuyên bố tất cả các lĩnh vực công và tư nhân ở nước này phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp giãn cách xã hội sau khi lệnh phong toả được dỡ bỏ, nếu không chính phủ sẽ tái áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.

Ông Prayut Chan-o-cha đưa ra tuyên bố trên sau khi chứng kiến người dân Thái Lan đổ xô đến các cửa hàng để mua rượu bia. Hiện Chính phủ Thái Lan đã đưa ra những quy định hạn chế số lượng, thời gian được mở bán rượu, bia.

Thủ tướng Thái Lan cảnh báo nếu người dân tiếp tục tụ tập đông người tại các cửa hàng, chính phủ sẽ áp dụng lại quy định cấm bán rượu, bia. Ông khuyến cáo người dân chỉ nên có mặt tại các trung tâm mua sắm không quá 2 giờ đồng hồ, đồng thời mỗi người đều phải kiểm tra thân nhiệt trước khi vào các cửa hàng.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

Bộ Y tế Singapore ngày 7/5 cho biết nước này đã ghi nhận 741 ca mắc bệnh COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh trên toàn quốc lên thành 20.939 người. Tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong hiện nay tại Singapore là 20 người.

Tuyên bố của bộ trên cho hay, đa số các ca nhiễm mới là các lao động di cư sống tại các khu tập thể.

Giới chuyên gia Singapore dự báo số ca mắc COVID-19 ở nước này có thể lên tới 40.000 ca vào cuối tháng 5, mặc dù các biện pháp kiểm soát hiện nay sẽ giúp tình hình lây nhiễm không vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Phó Giáo sư Alex Cook, Phó Chủ nhiệm khoa nghiên cứu thuộc Trường Y tế công Saw Swee Hock, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) nhận định rằng nhiều khả năng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại nước này có thể sẽ vào khoảng 30.000-40.000 ca trong tháng 5. Theo ông Alex Cook, mặc dù tổng số ca nhiễm tiếp tục tăng nhưng số ca nhiễm mới gần đây đã bắt đầu ổn định.

Chú thích ảnh
 Người dân di chuyển trên phố ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 16/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Y tế Malaysia ngày 7/5 ghi nhận 39 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên thành 6.467 người.

Ngoài ra, Malaysia không ghi nhận thêm ca tử vong trong ngày và tổng số ca tử vong vẫn là 107 người.

Số liệu mới nhất cho thấy, từ chỗ là một điểm nóng dịch COVID-19 ở Đông Nam Á hồi tháng 3, đến nay Malaysia đang không chế hiệu quả dịch bệnh, khi số ca tử vong và mắc bệnh đều giảm mạnh những ngày qua.

Chú thích ảnh
 Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN

Bộ Y tế Lào cho biết tính đến chiều 7/5, nước này vẫn chỉ có 19 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ngày nước này không có bệnh nhân mới lên 26 ngày liên tiếp. Hiện 10 bệnh nhân đã được chữa khỏi. 

Dù công tác phòng chống dịch đạt nhiều tiến triển khả quan nhưng giới chức Lào vẫn hết sức cẩn trọng và tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa chặt chẽ, trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác kiểm soát những người nhập cảnh vào Lào.

Theo quy định của Lào, mọi công dân, kể cả công dân Lào khi nhập cảnh vào nước này đều phải được lấy mẫu xét nghiệm dù có triệu chứng hay không, đồng thời phải thực hiện cách ly bắt buộc 14 ngày. Với bất cứ ai có triệu chứng nghi ngờ sẽ được đưa vào bệnh viện để theo dõi.

Campuchia Timor-Leste là những nước ASEAN không ghi nhận ca COVID-19 nào trong 1 ngày qua.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
COVID-19 tấn công biểu tượng của 'thành phố không ngủ' New York
COVID-19 tấn công biểu tượng của 'thành phố không ngủ' New York

Lần đầu tiên kể từ năm 1904, hệ thống tàu điện ngầm trứ danh được coi là biểu tượng của thành phố New York buộc phải tạm ngừng dịch vụ tàu đêm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN