Ông Putin và ông Erdogan đã thảo luận về tình hình tại khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này vào hôm 7/11. Theo Điện Kremlin, các nhà lãnh đạo đã khẳng định cam kết hợp tác để tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Armenia-Azerbaijan.
Theo CNN, ông Putin đã hoan nghênh đề nghị của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, và các cuộc đàm phán song phương về giải quyết khủng hoảng Karabakh có thể được khởi xướng trong những ngày tới. Nhóm làm việc mới được cho tập trung vào các biện pháp đã được công bố sau một lệnh ngừng bắn
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng tự xưng của Nagorny-Karabakh ngày 9/11 cho biết đã ghi nhận thêm 44 binh lính của họ thiệt mạng, nâng tổng số binh sĩ thiệt mạng lên 1.221 người kể từ khi xảy ra chiến sự với Azerbaijan vào ngày 27/9/2020.
Giao tranh ác liệt trong những ngày gần đây diễn ra tại thị trấn mà Azerbaijan gọi là Shusha, trong khi Armenia gọi là Shushi, cùng các vùng phụ cận. Thị trấn này nằm trên đỉnh đồi, chỉ cách thành phố chính Stepanakert của Karabakh khoảng 15km và nằm trên trục đường chính dẫn tới Armenia.
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng này vào Armenia. Điều này đã châm ngòi cho những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng. Căng thẳng tái bùng phát tại khu vực này từ ngày 27/9 vừa qua đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.
Giao tranh bùng phát hồi cuối tháng 9 tại khu vực Nagorny-Karabakh đang tranh chấp chủ quyền giữa hai nước. Đây là cuộc giao tranh tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng, trong đó có nhiều dân thường. Cộng đồng quốc tế đang thúc đẩy nỗ lực hòa giải các bên xung đột.