Trung Quốc lại lớn tiếng về chủ quyền ở Biển Đông

Ngày 26/5, Trung Quốc tiếp tục phủ nhận chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên Biển Đông, đồng thời tự nhận các quần đảo này thuộc chủ quyền của Trung Quốc trong khi không đưa ra được bằng chứng nào.


Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho rằng quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc từ thời nhà Hán và các nhà thám hiểm Trung Quốc là những người đầu tiên khám phá ra quần đảo này.


Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra các lý lẽ như trên. Tuy nhiên, từ trước đến nay, nước này lại chưa hề đưa ra được một bằng chứng lịch sử và pháp lý đáng tin cậy nào để bảo vệ lý lẽ của mình.


Bản đồ “Trung Hoa Dân quốc phân tỉnh tân đồ” do Vũ Xương Á Tân địa học xã xuất bản năm 1933 (thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc), xác định cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.


Trong khi đó, ngày 23/5 tại cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia khẳng định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ nhiều Thế kỷ nay (ít nhất là từ Thế kỷ 17), Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào.


Ông Hải đã viện dẫn lịch sử từ thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời phản đối các yêu sách của nước khác đối với hai quần đảo này. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này cũng đã được thừa nhận tại hội nghị San Fancisco (9/1951).


Đầu năm nay, UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng), Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng và Công an thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức Triển lãm giới thiệu các tư liệu mới liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. 


Triển lãm giới thiệu 125 tập bản đồ, 3 cuốn Atlas; 102 cuốn sách được xuất bản tại các nước phương Tây trong thế kỷ XVIII – XIX với các ngôn ngữ Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan (được biên dịch sang tiếng Việt). Đặc biệt, triển lãm giới thiệu 30 bản đồ trong số 150 bản đồ và 3 cuốn atlas do ông Trần Thắng (một Việt kiều Mỹ), đã dày công sưu tập hàng trăm bản đồ, tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Đây là những bản đồ được xuất bản ở Anh, Đức, Australia, Canada, Mỹ và Hong Kong trong khoảng thời gian 1626 – 1980.



Tin Tức

Học giả Việt tại Harvard nói gì về giàn khoan 981?
Học giả Việt tại Harvard nói gì về giàn khoan 981?

Các chuyên gia, học giả người Việt tại Đại học Harvard và Đại học Massachusetss Boston đánh giá cao các biện pháp phản ứng mà Việt Nam đã và đang thực hiện, đồng thời nhận định về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN