Trung Quốc phát hiện nhiều di vật từ thời Tây Chu

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc mới đây đã phát hiện và khai quật một số lượng lớn các di vật có từ thời Tây Chu (1046-771 TCN) tại một khu di tích ở Bắc Kinh.

Từ năm 2019, một nhóm chuyên gia từ 8 viện nghiên cứu, trong đó có Đại học Bắc Kinh và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đã tiến hành công tác khảo cổ tại Liulihe. Các di vật mới được khai quật tại khu di tích Liulihe ở phía Tây Nam thủ đô Bắc Kinh gồm có 5 ngôi mộ cổ, tàn tích 3 ngôi nhà cổ và hơn 100 di vật văn hóa bao gồm đồ đồng, đồ sơn mài, đồ gốm và vải lụa. 

Nghiên cứu khảo cổ trước đây đã xác định Liulihe là khởi nguồn sớm nhất từng được biết đến của nền văn minh đô thị ở Bắc Kinh, và đến nay vẫn được coi là “cội nguồn của Bắc Kinh”.

Wang Jing, người đứng đầu dự án khai quật cho biết một số di tích cung cấp những tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu về tang lễ của vương triều cổ".

Theo Guo Jingning, một quan chức của Cục Di sản văn hóa thành phố Bắc Kinh, những khám phá này có ý nghĩa lớn đối với nghiên cứu về nhà Yên cổ đại và lịch sử Bắc Kinh.

Duy Tùng (TTXVN)
Mưa lớn phá huỷ gần 1.800 di tích lịch sử ở Trung Quốc
Mưa lớn phá huỷ gần 1.800 di tích lịch sử ở Trung Quốc

Ít nhất 1.763 di tích lịch sử đã bị phá hủy hoặc hư hại do mưa lớn ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc vào đầu tháng 10, thời điểm xảy ra trận bão khiến 15 người thiệt mạng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN