Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ của các gia đình chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng mức tiêu thụ điện của cả nước. Điều này có nghĩa là cường quốc châu Á vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch.
Theo NEA, trong năm 2022, sản lượng điện từ năng lượng gió và Mặt Troeif tăng vọt 21% lên 1.190 terawatt giờ (TWh).
Trong khi đó, dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế chỉ ra trong năm 2020, 17% lượng điện sử dụng ở Trung Quốc được phân loại vào điện dân dụng, còn ngành công nghiệp chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu điện.
Bắc Kinh đang tăng cường triển khai sản xuất điện từ năng lượng Mặt Trời và gió với kế hoạch đặt ra là sản xuất 33% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2025 nhằm giảm lượng khí thải carbon. Ít nhất 30 tỉnh của Trung Quốc đã công bố bắt tay triển khai nhiều chương trình sản xuất năng lượng tái tạo hơn.
Tháng 12/2022, Trung Quốc đã khởi động một dự án năng lượng sạch khổng lồ trị giá hơn 11 tỷ USD trên sa mạc lớn thứ bảy khu tự trị Nội Mông. Cơ sở khai thác năng lượng Mặt Trời và gió với công suất lắp đặt tổng thể là 16 triệu kW sẽ là cơ sở sản xuất điện tái tạo lớn nhất thế giới ở sa mạc.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cảnh báo trong năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc sẽ mở rộng nhanh hơn sau khi dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19. Điều này có nghĩa là ngay cả khi công suất năng lượng Mặt Trời và gió tăng lên, nước này vẫn sẽ cần nhiều sản xuất năng lượng chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hơn để duy trì tăng trưởng kinh tế.