Khác với các vấn đề mang tính dài hạn như kết nạp thành viên chính thức, Mỹ hoàn toàn có quyền quyết định việc trao cho Ukraine quy chế đồng minh chủ chốt bên ngoài NATO, mà không cần nhận được sự tán thành của tất cả quốc gia thành viên khối này.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: AFP/TTXVN |
Văn kiện này nhấn mạnh quy chế đồng minh chủ chốt sẽ được trao cho những quốc gia trong tình trạng hòa bình, cụ thể như Australia, New Zealand và Nhật Bản. Quy chế này cũng đồng thời được cấp cho những quốc gia đang "bị đe dọa tấn công quân sự" như Hàn Quốc, Afghanistan hay Israel.Ukraine cho rằng việc NATO trao cho nước này quy chế đồng minh chủ chốt nói trên sẽ góp phần giúp sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng quân sự tại vùng miền Đông Donbass.
Ngoài ra, nghị quyết cũng đề nghị Mỹ xem xét ký kết hiệp ước phòng thủ với Ukraine.
Hiện Mỹ đang xem xét trao quy chế đồng minh chủ chốt ngoài NATO cho 16 quốc gia có quan hệ đồng minh đặc biệt.