Vấn đề Biển Đông sẽ thử thách sự đoàn kết của ASEAN trong năm 2017

Trong năm 2016, sự đoàn kết trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được các chuyên gia đánh giá là đã bị thử thách vì các vấn đề liên quan đến Biển Đông, vốn đã bao trùm lên bối cảnh địa chính trị của khu vực này.

Các nhà lãnh đạo ASEAN tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng định ASEAN tháng 9/2016 tại Lào. Ảnh: AP

Theo các chuyên gia, lợi ích của toàn bộ ASEAN tại Biển Đông là nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định, tuy nhiên việc có một tiếng nói chung trong vấn đề này ngày càng khó khăn khi từng quốc gia thành viên có những lợi ích quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cấp cao của khu vực này tin rằng ASEAN phải trở nên linh hoạt để đảm bảo vai trò chủ chốt của mình.

Cựu Ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa nói: "Tôi nghĩ giờ là lúc để ASEAN xúc tiến một kiến trúc trong khu vực có khả năng thích ứng, đủ khả năng thay đổi, đủ sự linh hoạt nhằm đạt được sự thống nhất". Trong khi đó, cựu Tổng Thư ký ASEAN Ong Keng Yong cho rằng đây là lúc tổ chức khu vực này xem xét lại cách tiếp cận xây đựng được sự đồng thuận của mình.

Đã 8 năm kể từ khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực, trong thời gian này, đã có những sự kiện lớn xảy ra trong khu vực đòi hỏi phản ứng thích hợp và đúng thời điểm của tổ chức này. Hiến chương của ASEAN được xem xét 5 năm một lần, và có thể Philippines sẽ đưa chương trình nghị sự vào bàn đàm phán khi nước này trở thành Chủ tịch của ASEAN vào năm 2017.

TTXVN/Tin Tức
Tổng thống Philippines bất ngờ đưa ra tuyên bố mới về Biển Đông
Tổng thống Philippines bất ngờ đưa ra tuyên bố mới về Biển Đông

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 29/12 cho biết ông sẽ kiên quyết đòi hỏi (việc thực hiện) phán quyết của Tòa trọng tài hồi tháng 7 nếu Bắc Kinh bắt đầu khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN