Văn hóa truyền thống của Algeria tỏa sáng trên bản đồ di sản thế giới

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp Quốc (UNESCO) vừa chính thức công nhận nghệ thuật vẽ trên cơ thể Henna và các trang phục nghi lễ “Gandoura” và “Melehfa” của Algeria là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Chú thích ảnh
Các trang phục nghi lễ “Gandoura” và “Melehfa” của Algeria là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: ich.unesco.org

Theo thông báo được Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Algeria đưa ra ngày 4/12, các di sản văn hóa này đã được đệ trình hồ sơ lên UNESCO từ nhiều tháng trước. Quyết định của UNESCO được đưa ra trong phiên họp thứ 19 của Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, diễn ra tại Paraguay từ ngày 2 đến ngày 7/12. 

Thông báo của UNESCO mô tả Henna là một loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, từ lâu đã được người dân Bắc Phi và Trung Đông sử dụng cho nghệ thuật vẽ màu, tạo ra những họa tiết trang trí tinh xảo trên cơ thể. Với ý nghĩa văn hóa sâu sắc, nghệ thuật vẽ Henna đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và các dịp lễ hội của người dân Algeria.

Trong khi đó, các trang phục truyền thống “Gandoura” và “Melehfa” đã chinh phục Ủy ban đánh giá của UNESCO. Với những đường nét tinh xảo, họa tiết thêu tay tỉ mỉ và ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, các bộ trang phục này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một câu chuyện kể về lịch sử, truyền thống và bản sắc của người dân Algeria. Đặc biệt, kỹ thuật thủ công truyền thống như dệt, thêu, nhuộm màu và trang trí bằng hạt cườm, chỉ vàng đã được UNESCO đánh giá cao. 

Các trang phục truyền thống “Gandoura” và “Melehfa” thường được phụ nữ ở miền Đông Algeria mặc trong các dịp quan trọng như đám cưới, lễ kỷ niệm và các sự kiện quốc gia, tôn giáo. Việc khoác lên mình trang phục truyền thống trong những dịp này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa tổ tiên mà còn góp phần củng cố tình đoàn kết và khẳng định bản sắc cộng đồng.

Việc UNESCO công nhận nghệ thuật vẽ Henna và các trang phục truyền thống “Gandoura” và “Melehfa” của Alegria là một cột mốc quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là một nguồn cảm hứng lớn để cộng đồng quốc tế cùng nhau chung tay bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa đa dạng.

Nguyễn An (TTXVN)
Tết Nguyên đán của Trung Quốc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
Tết Nguyên đán của Trung Quốc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 4/12, tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại thủ đô Asunción của Paraguay, “Tết Nguyên đán - tập tục xã hội đón mừng năm mới truyền thống của người Trung Quốc” chính thức được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.            

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN