Theo đài RT, hiện tượng lừa đảo này liên quan tới người già, không thể tự ra quyết định, thường là vì mắc bệnh mất trí nhớ và họ bị ép buộc kết hôn.
Một trường hợp có hậu quả đau lòng liên quan tới bố của Harriet. Ông góa vợ khi mẹ của Harriet qua đời ở tuổi 52 và vì vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ông chuyển vào nơi ở dành riêng cho những người như ông.
Sau đó, một ngày nọ, con cái ông bất ngờ nhận thiếp mời đám cưới. Harriet kể: “Tôi gọi điện cho bố và hỏi chuyện. Ông nói ông không biết”.
Khi Harriet đưa bố vào nhà thờ vào ngày cưới ghi trên thiếp mời để tìm hiểu, thì một phụ nữ lạ mặt lao tới đeo cà vạt cho ông. Harriet nhớ lại: “Người này bảo biết mẹ tôi nhiều năm và quàng lấy tay bố tôi. Bà ta nói bà ta là y tá và bảo tôi là sẽ chăm sóc bố tôi. Chúng tôi choáng váng khi lễ cưới diễn ra và không thể tin được. Trước vị mục sư, bố cô khóc và ông không nghe được những gì đang xảy ra xung quanh. Tôi cảm thấy mục sư không biết bố tôi nhưng biết người phụ nữ kia”.
Đám cưới diễn ra và Harriet còn ký cả giấy đăng ký khi vẫn chưa hết sửng sốt. Bảo vệ khu nhà ở đã cho người phụ nữ kia vào và nhiệm vụ của bà ta là giúp đỡ bố Harriet. Tuy nhiên, hóa ra bà ta đã lợi dụng để xem xét giấy tờ pháp lý của bố Harriet, thậm chí còn thêm tên mình vào tài khoản ngân hàng của ông.
Sau này, bố Harriet thừa nhận ông bị người phụ nữ đó dọa cho vào tù vì nói ông đã phạm tội lừa đảo. Vì quá sợ hãi nên không ông muốn nói gì, không muốn lấy bà ta nhưng nghĩ sẽ phải vào tù nếu không kết hôn.
Người vợ mới bắt đầu tách ông khỏi con cái. Bà ta chuyển ông về ngôi nhà của ông, nơi đang được cho thuê để lấy thu nhập. Harriet từng về căn nhà đó nhưng người phụ nữ nói bố cô không muốn gặp cô. Harriet kể: “Và sau đó bà ta đóng sập cửa trước mặt tôi. Tôi gọi điện cho bố nhưng bà ta nghe máy và nói nếu muốn gặp bố thì tôi phải đặt lịch hẹn”.
Người phụ nữ này để bố Harriet một mình trong thời gian dài. Ông hơn 70 tuổi, bị điếc, mất trí nhớ và gặp vấn đề xương sống. Không thể đứng dậy, ông phải đi vệ sinh ngay tại ghế mình ngồi. Người vợ mới lấy lý do này để bác sĩ kê cho ông thuốc loạn thần, khiến ông như một đứa trẻ 6 tuổi.
Bà ta còn được cấp quyền “tùy theo tình huống”, cho phép một người điều chỉnh liều thuốc của người thân nếu cần thiết.
Khi gặp lại bố, Harriet không tin vào mắt mình vì ông sụt cân quá nhiều. Gia đình cô gặp cơ quan chức năng nhưng họ tin người vợ mới và bác bỏ đề nghị của gia đình.
Bà vợ mới còn tìm cách đưa ông vào khoa tâm thầm, nói rằng ông bạo lực. Ngày càng hoảng sợ, Harriet đặt thiết bị ghi âm trong túi bố và biết rằng người phụ nữ đã cảnh báo ông rằng sẽ đâm em gái Harriet nếu hé răng.
Gia đình Harriet làm mọi việc nhưng tòa án cũng không giải quyết tình hình trong khi người phụ nữ kia không đồng ý ly hôn.
11 ngày sau phiên tòa, bố Harriet chết và Harriet cho rằng chính bà vợ mới là thủ phạm khiến ông chết, lấy hết tiền của ông.
Gia đình Harriet trả 100.000 bảng Anh để dàn xếp tranh cãi với bà vợ mới nhưng cho biết người này đã lấy 400.000 bảng tiền của bố mình.
Điều tra thêm cho thấy người phụ nữ đã dùng vài tên giả trong nhiều năm và không phải là y tá. Bà ta đi các nơi tìm mục tiêu có tài sản và hành động.
Daphne Franks là một người hoạt động chống hôn nhân lừa đảo sau khi bản thân có mẹ 91 tuổi cũng rơi vào bẫy, bị chiếm đoạt hết tài sản.
Một phần của nạn hôn nhân lừa đảo ở Anh nằm ở quy trình hôn nhân và các luật hiện hành có tờ năm 1837. Các hộ tịch viên không được đào tạo về pháp lý và y khoa để chắc chắn người đăng ký kết hôn có thuận tình hay không.
Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá mức độ nghiêm trọng của nạn hôn nhân lừa đảo, nhưng Anh có 850.000 người mắc bệnh mất trí nhớ và con số sẽ tăng lên 1,6 triệu vào năm 2040.
Ông Rachael Clawson, Giám đốc Trung tâm Công tác Xã hội tại Đại học Nottingham nói: “Kẻ lừa đảo tiếp cận người chúng muốn kết hôn. Đây là quá trình thông minh và có tính toán. Gia đình nạn nhân thường bị coi là không hài lòng vì họ sẽ không nhận được thừa kế, nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều. Chúng tôi muốn mọi người tìm kiếm dấu hiệu cảnh báo để tìm dấu hiệu bất bình thường”.