WHO cảnh báo nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể nguy hiểm

Ngày 21/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo thế giới có thể sớm chứng kiến sự gia tăng của các biến thể virus SAR-CoV-2 dễ lây lan và nguy hiểm hơn so với biến thể Delta hiện nay.

Chú thích ảnh
Cư dân đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách tại Hong Kong, Trung Quốc khi dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu tại phiên họp thứ 1 của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng càng lây nhiễm nhiều thì càng có nhiều biến thể mới xuất hiện, có thể còn nguy hiểm hơn cả biến thể Delta hiện nay. Cũng theo ông Ghebreyesus, càng nhiều biến thể thì càng có nhiều khả năng một trong số chúng có thể kháng các loại vaccine đang có, khiến công cuộc nghiên cứu phải "bắt đầu lại từ đầu".

Người đứng đầu WHO nhận định thế giới đang đứng trước một làn sóng dịch COVID-19 khác và một trong những nguyên nhân xuất phát từ việc tiếp cận vaccine bất bình đẳng. Thống kê cho thấy hiện chỉ có 1% dân số ở các quốc gia có thu nhập thấp được tiêm ít nhất 1 liều vaccine, so với hơn 50% dân số ở các quốc gia phát triển. Ông khẳng định sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine, cùng các bộ xét nghiệm và phương pháp điều trị không chỉ góp phần gây ra "tình trạng hỗn loạn kinh tế xã hội" mà còn làm gia tăng lây lan.

Chính vì vậy, điều quan trọng là phải đạt được một số mục tiêu, vốn đã được WHO đưa ra trước đây cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong đó có việc tiêm cho ít nhất 10% dân số ở mỗi quốc gia vào tháng 9 tới, ít nhất 40% vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022.

Cùng ngày, Indonesia thông báo đã ghi nhận 1.3 ca tử vong do mắc COVID-19, mức trong ngày cao nhất từ trước đến nay. Cũng trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 33.772 ca nhiễm mới. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận tổng cộng gần 3 triệu ca nhiễm, trong đó có 77.000 người không qua khỏi.

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, số lượng xét nghiệm COVID-19 tại quốc gia này đã sụt giảm mạnh từ ngày 18-20/7, với mức giảm lên tới ,73% so với 3 ngày trước đó. Indonesia đã xét nghiệm cho 185.321 người trong ngày 15/7, 179.216 người trong ngày 16/7 và 188.551 người trong ngày 18/7. Trong khoảng thời gian đó, số ca mắc COVID-19 mới cũng tăng vọt, đạt mức kỷ lục 56.757 ca trong ngày 15/7.

Tuy nhiên, số người được xét nghiệm COVID-19 chỉ đạt 1.046 người vào ngày 18/7, 127.461 người vào ngày 19/7 và 114.674 người vào ngày 20/7. Điều này đã kéo tụt số ca dương tính được phát hiện trong ngày. Cụ thể, Indonesia chỉ xác nhận 44.721 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 18/7, 34.257 ca trong ngày 19/7. Số ca mắc mới tăng không đáng kể trong ngày 20/7 với .325 ca.

Người phát ngôn Lực lượng Đặc nhiệm chống COVID-19 của Chính phủ Indonesia, ông Wiku Adisasmito cho biết một trong những nguyên nhân khiến số lượng xét nghiệm giảm mạnh trong những ngày qua là do chậm trễ trong việc nhập số liệu từ các cơ sở xét nghiệm.

Cũng trong ngày 21/7, thủ đô Tokyo (Nhật Bản) thông báo ghi nhận thêm 1.832 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 16/1 vừa qua. Giới chuyên gia cảnh báo Nhật Bản có thể sẽ hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ 5 dịch COVID-19, với số ca nhiễm mới tăng mạnh trước thềm lễ khai mạc Olympic Tokyo, dự kiến vào ngày 23/7 tới. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo tình huống "nghiêm trọng" ở Tokyo, khi số ca nhiễm mới có thể tăng cao hơn vào đầu tháng 8 tới.

Hữu Chiến - Ngọc Hà (TTXVN)
WHO: Biến thể Delta đã được ghi nhận tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ
WHO: Biến thể Delta đã được ghi nhận tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ

Trong bản tin dịch tễ học hằng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 21/7, tính từ ngày 13-20/7, biến thể Delta đã được phát hiện thêm ở 13 quốc gia, đưa tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca nhiễm biến thể này lên con số 124.  

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN