Vấn đề trên được đưa ra trong báo cáo do một ủy ban giám sát độc lập thực hiện và công bố trước thềm cuộc họp thường niên của WHO tại Geneva (Thụy Sĩ) trong tuần này.
Báo cáo chỉ ra rằng trong năm 2023, bộ phận ứng khó khẩn cấp của WHO đã phải huy động nguồn lực để xử lý 72 tình huống khẩn cấp, bao gồm động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, xung đột ở Sudan, Ukraine và Dải Gaza cũng như một đợt bùng phát dịch tả quy mô lớn trên toàn cầu.
Trong khi đó, hiện nay đã nổi lên nhiều thảm họa thiên tai và xung đột, đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với hoạt động của chương trình ứng phó khẩn cấp của WHO.
Trong bối cảnh như vậy, báo cáo cho rằng WHO cần cải thiện quá trình chuyển giao nhiệm vụ cho các quốc gia trong quá trình ứng phó. Bên cạnh đó, các nước cũng cần tăng cường năng lực ứng phó của riêng mình. Nếu các nước không tăng cường năng lực của riêng mình, báo cáo cho rằng các hoạt động của chương trình ứng phó khẩn cấp của WHO có thể sẽ bị thu hẹp.
Báo cáo cũng đưa ra những đề xuất nhằm củng cố vai trò của WHO trong việc quản lý và ứng phó với các tình huống khẩn cấp về nhân đạo kéo dài.
Hồi năm 2023, WHO đã tuyên bố dịch COVID-19 không còn được coi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Thế nhưng, hiện WHO đang phải ứng phó với ngày càng nhiều trường hợp khẩn cấp khác, từ xung đột và thiên tai đến bùng phát các bệnh truyền nhiễm.