WHO khuyến cáo dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại phòng COVID-19 vì không còn hiệu quả

Ngày 20/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra khuyến cáo kêu gọi các quốc gia dỡ bỏ các biện pháp hạn chế về lưu thông, đi lại phòng chống đại dịch COVID-19.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/1/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Theo trang chủ tổ chức WHO tại địa chỉ https://www.who.int, tổ chức này cho rằng những biện pháp hạn chế đi lại với mục đích phòng chống đại dịch COVID-19 đã chứng minh là có đôi chút hiệu quả về phương diện y tế cộng đồng, song lại gây thiệt hại đối với tăng trưởng kinh tế.

Vào ngày 13/1 vừa qua, Ủy ban Khẩn cấp của WHO về các qui định y tế thế giới đã nhóm họp trực tuyến để đánh giá những diễn biến mới nhất về tình hình đại dịch COVID-19 trên thế giới trong bối cảnh biến chủng Omicron đang lây lan khắp nơi và khiến nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ phải tái triển khai các biện pháp ứng phó với đại dịch.

Một tuyên bố do WHO đưa ra ngày 19/1 nêu rõ: “Ủy ban Khẩn cấp của WHO về các qui định y tế thế giới xác định các hành động sau đây có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các quốc gia: Dỡ bỏ hoặc nới lỏng các lệnh cấm lưu thông quốc tế vì chúng không mang lại thêm giá trị nào, mà chỉ làm gia tăng căng thẳng kinh tế-xã hội (của các nước thành viên WHO)”.

Ủy ban nói trên cũng lưu ý rằng chính sự thất bại của các biện pháp hạn chế đi lại, nhằm kiềm chế sự lây lan qua biên giới của biến thể Omicron, đã chứng minh tính thiếu hiệu quả của các biện pháp ấy.

WHO khuyến cáo hoạt động giao thông quốc tế không yêu cầu bằng chứng tiêm chủng COVID-19 đối với du khách quốc tế như là điều kiện duy nhất để được phép di chuyển giữa các quốc gia do vấn đề tiếp cận toàn cầu bị hạn chế và phân phối không công bằng của vaccine COVID-19".

WHO cũng hối thúc các nước công nhận mọi loại vaccine đã được tổ chức y tế lớn nhất thế giới này cấp phép, đặc biệt trong các tình huống đi lại quốc tế, đồng thời tiếp tục nghiên cứu để “có được chiến lược tiêm chủng tối ưu nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh hay tử vong”. Đến nay, WHO đã phê duyệt 10 loại vaccine COVID-19, trong đó có Covovax, Moderna, Comirnaty, Janssen, AstraZeneca, Covishield, Covaxin, Sinovac và Sinopharm. Ngoài ra còn có 10 loại vaccine khác đang trải qua quá trình xem xét, bao gồm cả Sputnik V và EpiVacCorona của Nga.

Trước đó, ngày 30/11/2021, WHO khuyến nghị các nước không nên hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Theo đánh giá của tổ chức này, các lệnh cấm đi lại đại trà không những không ngăn được biến thể Omicron lây lan trên toàn cầu mà còn tạo gánh nặng đối với đời sống của người dân. Ngoài ra, những biện pháp như vậy có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực y tế toàn cầu vì khiến các nước không muốn thông báo và chia sẻ dữ liệu về dịch bệnh. Tuy nhiên, do lo ngại về sự lây lan nhanh của Omicron, nhiều quốc gia đã "quay lưng" với các khuyến nghị của WHO.

Chú thích ảnh

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến sáng 20/1 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 3.369.000 ca, trong đó có trên 5.579.800 người tử vong.

Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đang đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron. Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại ở nhiều nơi.

Hiện nay, số ca mắc bệnh và tử vong tiếp tục gây lo ngại và bất thường, những vùng dịch “nóng nhất” nằm ở châu Âu khi dịch bệnh tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này. Đây chính là tâm dịch hiện nay của thế giới. Hiện nay, biến thể Omicron đang là biến thể chiếm đa số ca mắc tại các điểm dịch nóng của thế giới. Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 500.000 ca), Pháp cũng lần đầu tiên kể từ đầu dịch tới nay chứng kiến trên 400.000 ca/ngày, trong khi Mỹ cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.000 ca.

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 272.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 59 triệu ca và trên 96.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 19/1, thế giới có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 84 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Đánh giá mới của CIA về 'hội chứng Havana'
Đánh giá mới của CIA về 'hội chứng Havana'

Kênh NBC News (Mỹ) cho biết trong đánh giá tình báo mới nhất, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã loại bỏ khả năng “hội chứng Havana” xuất phát từ chiến dịch toàn cầu do một thế lực thù địch thực hiện.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN