Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng thảo luận, trao đổi các vấn đề về tiến độ của các hội nghị cấp cao gắn với Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2025, Chiến lược của Cộng đồng kinh tế ASEAN giai đoạn 2026-2030 và các vấn đề liên quan tại hội nghị cấp cao, việc thực hiện cơ chế chính sách về thuế, tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vai trò của ngành thuế mỗi nước trong cạnh tranh sau khi áp dụng trụ cột thứ 2.
Ngoài ra, các đại biểu còn thảo luận, trao đổi về các thỏa thuận, chính sách thuế, thông báo nợ thuế, thực hiện nghĩa vụ khấu trừ thuế, thu thuế tài sản tiền điện tử, quản lý thuế kỹ thuật số…, nhằm tập trung xây dựng hệ thống ngành thuế ASEAN thống nhất, bình đẳng và hiệu quả cao hơn. Thông qua các cuộc thảo luận, các đại biểu hướng tới phát triển, xây dựng mối quan hệ làm cơ sở cho việc hợp tác phối hợp trong tương lai, giúp xác định phương hướng quản lý thuế bình đẳng, hiệu quả và bền vững, tiến tới hội nhập và vững mạnh trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Hội nghị Thuế ASEAN và Thuế tiêu dùng ASEAN lần này là dấu mốc quan trọng của các nước thành viên ASEAN, đặc biệt là đối với các chuyên gia về thuế, được trao đổi về cạnh tranh thuế, chính sách thuế sau khi thực hiện trụ cột thứ 2, việc quản lý thu nguồn thu từ thuế bằng kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI), tiến độ trong việc sửa đổi Hiệp định Thuế DTA trong ASEAN, khấu trừ thuế, quản lý thuế VAT trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ quốc tế, bao gồm cả phương hướng kế hoạch trong tương lai về chính sách thuế trực tiếp trong khu vực ASEAN và rà soát lại các ưu tiên năm 2024 của Hội nghị AFT và SF-ET.