Một nghiên cứu vừa được công bố tại Mỹ hôm 18/11 đã cho thấy chính sách của Na Uy đã phát huy tác dụng.
Chương trình quốc tế trả tiền đổi lấy rừng đã xuất hiện dưới nhiều hình thức kể từ năm 2000. Nó thường được biết đến dưới tên viết tắt là REDD+, hay còn gọi là Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng.
Vì rừng là các bể chứa carbon liên quan đến quá trình quang hợp, chặt cây tương đương với việc thải ra khí nhà kính độc hại. Ngày nay, nhờ công nghệ hình ảnh vệ tinh, chúng ta có thể kiểm chứng diện tích rừng bị chặt phá tại một khu vực cụ thể với độ phân giải cao.
Năm 2009, Na Uy cam kết trả 250 triệu USD nếu Guyana giới hạn tỷ lệ phá rừng hàng năng xuống 0,056% trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy quốc gia nhỏ bé này đã đạt mục tiêu thành công.
Theo báo cáo do các nhà nghiên cứu Đại học Boise State thực hiện, bản hợp đồng giữa Na Uy và Guyana đã giúp hạn chế 12,8 triệu tấn khí phát thải.
Giới nghiên cứu ước tính nếu không có thỏa thuận của Na Uy, tốc độ phá rừng sẽ tăng đáng kể vì hoạt động đào vàng – nguyên nhân chính gây chặt phá cây rừng tại Guyana.
Chính phủ Guyana đã có thêm độc lực tài chính để kiểm soát hoạt động của giới đào vàng bởi số tiền Na Uy trả còn giá trị hơn những gì nước này nhận được từ ngành mua bán vàng.
Tháng 9 vừa qua, Na Uy đã một ký bản hợp đồng chặt chẽ hơn với Gabon. Theo đó, đất nước châu Phi trên sẽ được trả tiền cho số lượng tấn carbon mà họ không thải ra bầu khí quyển. Gabon sẽ nhận được 10 USD cho mỗi tấn carbon.