Bản tin MXV 10/02: Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm nông sản

Sắc xanh phủ kín 4 nhóm hàng hóa đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam trong phiên hôm qua, giúp chỉ số MXV-Index trở lại đà tăng sau phiên giảm nhẹ trước đó. Đáng chú ý là mức tăng mạnh 1,5% của nhóm nông sản đưa chỉ số này lên mức cao nhất kể từ khi được công bố.

Chú thích ảnh

Tổng giá trị giao dịch toàn Sở cũng tăng gần 10% lên hơn 4.600 tỉ đồng nhờ tâm lý tích cực của toàn thị trường. Trong đó, nhóm nông sản đạt gần 2.000 tỉ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 09/02, lực mua áp đảo với hầu hết các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên Sở Chicago. Tác động chủ yếu đến phiên hôm qua là do các số liệu quan trọng từ báo cáo Cung - cầu Nông sản Thế giới, được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) phát hành định kỳ hàng tháng. 

Cụ thể, trong báo cáo tháng này, USDA đã hạ dự báo tồn kho đậu tương Mỹ niên vụ 21/22 về mức 8,84 triệu tấn, thấp hơn gần 700.000 tấn so với báo cáo tháng 01, do nhu cầu ép dầu được điều chỉnh tăng từ 62,79 lên mức 63,47 triệu tấn. Đà tăng mạnh gần đây của dầu đậu và đặc biệt là khô đậu tương, do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung tại Nam Mỹ, là lý do chính khiến USDA nâng dự báo về nhu cầu ép dầu nội địa.

Trong khi đó, sản lượng đậu tương Brazil bị điều chỉnh giảm đi 5 triệu tấn do thời tiết bất lợi, khiến cho xuất khẩu của nước này cũng bị hạ dự báo 3,5 triệu tấn. Đối với Argentina, sản lượng cũng bị giảm 1,5 triệu tấn, đều là các yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá đậu tương. 

Chú thích ảnh

Đóng cửa, giá đậu tương tăng mạnh 1,64% lên mức 1.594,75 cents/giạ còn khô đậu tăng 1,72% lên 461,9 USD/tấn Mỹ, ghi nhận mức giá cao nhất trong vòng 9 tháng với đậu tương và 13 tháng với khô đậu tương. Đà phục hồi của giá dầu cọ và dầu thô sau phiên giảm mạnh trước đó cũng là yếu tố tác động tích cực, giúp dầu đậu tăng 1,18% lên 64,1 cents/pound.

Ngô là mặt hàng dẫn đầu mức tăng của nhóm nông sản trong phiên hôm qua với gần 2,3%, cao hơn so với phiên trước đó, đẩy giá lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng. Tồn kho ethanol của Mỹ giảm trở lại sau 5 tuần tăng liên tiếp, về mức 24,8 triệu thùng, kết hợp với sản lượng ngô của Brazil bị giảm dự báo 1 triệu tấn do thời tiết bất lợi ở miền Nam nước này là các nguyên nhân chính hỗ trợ giá. 

Đối với lúa mì, xuất khẩu của Mỹ niên vụ 21/22 bị hạ dự báo lên tới 400.000 tấn, khiến cho tồn kho tăng từ 17,09 lên 17,63 triệu tấn, đã khiến giá giảm mạnh ngay sau khi báo cáo được công bố. Tuy nhiên, tồn kho lúa mì thế giới bị giảm dự báo hơn 1,7 triệu tấn, đã giúp giá phục hồi lại vào cuối phiên. Lúa mì Chicago tăng 0,8% lên 785 cents/giạ còn lúa mì Kansas tăng mạnh 1,72% lên 815 cents/giạ.

Chú thích ảnh

Giá nông sản biến động mạnh trong thời gian dài sẽ tác động tới giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Trên thị trường nội địa, giá heo hơi hôm nay tiếp tục giữ xu hướng tăng rải rác ở một số tỉnh thành như Khánh Hòa, Cần Thơ, Vũng Tàu, Cà Mau, Đồng Tháp và TP HCM. Riêng khu vực miền bắc, giá heo hơi đi ngang khoảng 56.000 - 59.000 đồng/kg.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Thị trường dầu thô tiếp tục lao dốc
Thị trường dầu thô tiếp tục lao dốc

Sắc xanh đỏ tiếp tục chia làm 2 nửa trên bảng giá 31 mặt hàng đang liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, tuy nhiên mức giảm mạnh hơn 2% của nhóm năng lượng khiến chỉ số MXV-Index giảm 0,67% về mức 2.560,03 điểm, chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp trước đó.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN