Chưa hết nghẽn lệnh, chứng khoán đảo chiều giảm điểm cuối phiên sáng 4/6

Chỉ số chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch 4/6 trong sắc xanh và hiện tượng nghẽn lệnh xuất hiện ngay sau đó.

Chú thích ảnh
 Ảnh minh họa: TTXVN

Thị trường đảo chiều giảm điểm cuối phiên sáng do lực bán gia tăng tại nhiều mã vốn hóa lớn.

Cụ thể, cuối phiên giao dịch sáng 4/6, VN - Index giảm 2,85 điểm xuống 1.361,42 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 575,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 18.162 tỷ đồng. Toàn sàn có 181 mã tăng giá, 232 mã giảm giá và 39 mã đứng giá.

HNX - Index giảm 4,11 điểm xuống 325,84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 123,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2.857,1 tỷ đồng. Toàn sàn có mã tăng giá, 122 mã giảm giá và 72 mã đứng giá.

UPCOM - Index giảm 0, điểm xuống 89,99 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 111,4 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 1.397 tỷ đồng. Toàn sàn có 181 mã tăng giá, 140 mã giảm giá, 82 mã đứng giá.

Trong rổ cổ phiếu VN30 có 21 mã giảm giá và chỉ có 9 mã tăng giá. Các mã tăng giá mạnh như: VRE tăng 4,8%, PDR tăng 4,7%, BVH tăng 3,8%, VIC tăng 1,2%. Đây đều là những mã có vốn hóa lớn nên tạo được sức mạnh nâng đỡ thị trường.

Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu giảm giá áp đảo tạo áp lực giảm điểm lớn lên chỉ số VN - Index. Các mã ở chiều giảm giá như: VNM, VHM. MSN, MWG, PNJ, SBT, SSI...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng diễn biến tiêu cực khi hàng loạt mã giảm giá. Cụ thể, ACB, SHB, PGB, SSB, HDB, NVB, TCB, BID, SGB, VCB, VPB, MSB, STB, TPB... đều ở chiều giảm giá. Trong khi đó, chỉ có 6 mã tăng giá là TPB, MBB, VIB, OCB, EIB, CTG.

Nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn diễn biến phân hóa với sắc xanh đỏ đan xen. Các mã BSR, OIL, PVS, PVD ở chiều tăng giá, trong khi các mã vốn hóa lớn như: PLX giảm 1,3%, GAS giảm 1%.

Sắc đỏ cũng lan rộng trong nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán. Hàng loạt mã chứng khoán như: SSI, SHS, VND, HCM, BVS, MBS, VCI... ở chiều giảm giá.

Về giao dịch khối ngoại, sáng nay khối ngoại bán ròng 646,58 tỷ đồng trên HOSE, 20,43 tỷ đồng trên HNX và chỉ mua ròng nhẹ 4,51 tỷ đồng trên UPCOM.

Nhiều nhà đầu tư cho biết, phiên hôm nay tình trạng nghẽn lệnh vẫn còn nhưng đã được cải thiện rất nhiều so với các phiên trước. Hệ thống đôi lúc khớp lệnh còn chậm, nhưng nhà đầu tư vẫn thực hiện được giao dịch.

Một số công ty chứng khoán lớn, đơn cử như SSI vẫn tạm dừng tính năng sửa, hủy lệnh trong giờ giao dịch với các mã chứng khoán niêm yết trên sàn HOSE, nhằm đảo bảo hạn chế tối đa nhất tình trạng nghẽn lệnh.

Mới đây, tại buổi làm việc với các đơn vị khối thị trường tài chính thuộc Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá cao sự phát triển nhanh, mạnh của thị trường chứng khoán, Bộ trưởng cho hay, thị trường chứng khoán những năm vừa qua đã tăng rất nhanh trên cả 3 lĩnh vực là cổ phiếu, trái phiếu và thị trường phái sinh. Theo Bộ trưởng, hiện tượng nghẽn lệnh phải được đặc biệt quan tâm và phải khắc phục quyết liệt và dùng biện pháp mạnh, bởi vì ách tắc là thiệt hại cho thị trường.

Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giai đoạn 2016-2021, thị trường chứng khoán liên tục tăng trưởng và tăng trưởng nhanh, trở thành kênh huy động vốn trong trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.

Quy mô thị trường đến năm 2020 đạt 5,3 triệu tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với năm 2016 và tương đương 84% GDP.  Đến nay, mức vốn hóa trên thị trường đã đạt gần 6,4 triệu tỷ đồng, tương đương 101% GDP, tăng gần 21%.

Văn Giáp (TTXVN)
Vì sao dòng tiền đổ vào chứng khoán tăng mạnh?
Vì sao dòng tiền đổ vào chứng khoán tăng mạnh?

Hơn một tuần qua, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh liên tục phát tín hiệu bất thường do dòng tiền giao dịch đổ vào thị trường chứng khoán quá lớn, nhiều công ty chứng khoán phải tạm ngưng sửa lệnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN