Chốt phiên này, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) giảm 1,8% xuống 25.748,72 điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải giảm 0,12% xuống 3.054,99 điểm, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 2,24% xuống 19.0,34 điểm.
Từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều biến động khi chính sách phong tỏa của Trung Quốc để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraine và đà tăng của lạm phát làm suy giảm tâm lý người tiêu dùng.
Bộ Lao động Mỹ ngày 11/5 công bố tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới tháng Tư vừa qua tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời là tháng thứ hai liên tục trong năm nay lạm phát vượt 8%.
Theo Bộ Lao động Mỹ, mặc dù tỷ lệ lạm phát tháng Tư có thấp hơn tháng Ba (8,5%) một chút chủ yếu nhờ giá xăng dầu có hạ nhiệt, song kể từ ngày 10/5 vừa qua giá xăng lại tiếp tục leo thang.
Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận lạm phát vẫn là một thách thức lớn và giảm tỷ lệ này sẽ ưu tiên hàng đầu của ông trong lĩnh vực kinh tế.
Bên cạnh đó, chính sách phong tỏa tại Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Hàng triệu người tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã buộc phải ở nhà kể từ tháng Tư. Chính sách hạn chế tại Trung Quốc ảnh hưởng hoạt động tại các cảng và các chuỗi cung ứng trên khắp thế giới.
Theo chuyên gia Jeffrey Halley của sàn giao dịch tiền tệ OANDA có trụ sở tại New York (Mỹ), chính sách “Không COVID” của Trung Quốc sẽ tiếp tục kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Tại Việt Nam, chốt phiên 12/5, VN-Index giảm 62,69 điểm xuống 1.2,84 điểm. Toàn sàn có 39 mã tăng, 424 mã giảm và 25 mã đứng giá. HNX-Index giảm 17,52 điểm xuống 315,52 điểm. UPCoM-Index giảm 2,35 điểm xuống 96,44 điểm.