Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,01%, hay 3,82 điểm, lên 26.449,82 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,36%, hay 78,05 điểm, lên 21.514,1 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,05%, hay 1,61 điểm, lên 3.163,45 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,24%, hay 5,57 điểm, lên 2.365,1 điểm.
Các thị trường Singapore, Taipei, Mumbai và Bangkok giảm điểm, trong khi Sydney, Wellington, Manila và Jakarta tăng.
Việc Trung Quốc mở cửa tạo đà phục hồi cho các thị trường chứng khoán châu Á cùng với những dấu hiệu cho thấy chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed trong thời gian dài đang mang lại hiệu quả đã củng cố thêm lòng tin của nhà đầu tư.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ được công bố ngày 12/1 là mối quan tâm chính của thị trường trong tuần này, dù các nhà phân tích cảnh báo nếu con số vượt dự báo sẽ có tác động lớn đến lòng tin của nhà đầu tư.
Các thị trường tăng mạnh vào đầu phiên nhưng hoạt động chốt lời diễn ra sau đó.
Các thị trường đi lên nhờ phát biểu của Chủ tịch Fed tại Boston, Susan Collins, ủng hộ việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp vào ngày 1/2 tới. Ông cho rằng việc giảm tốc độ tăng lãi suất sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách đánh giá hiệu quả của những nỗ lực nhằm kiểm soát lạm phát.
Nhà phân tích Michael Hewson tại CMC Markets cho rằng thị trường nhận định khả năng Fed giảm tốc độ tăng lãi suất là có cơ sở, khi CPI liên tục giảm từ mức đỉnh 9,1% trong tháng 6/2022, xuống 7,7% trong tháng 10/2022 và 7,1% trong tháng 11/2022.
Các nhà đầu tư cũng theo dõi quá trình mở cửa của Trung Quốc sau khi nước này áp dụng các hạn chế nghiêm ngặt nhằm kiểm soát dịch.
Trong khi triển vọng dài hạn vẫn tích cực, số ca nhiễm tăng mạnh ở nước này đang gây lo ngại về những tác động kinh tế.
Tại thị trường trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 12/1, VN-Index tăng 0,36 điểm lên 1.056,39 điểm. HNX-Index tăng 0,27 điểm lên 211,94 điểm.