Mặc dù tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường khá lạc quan, song các nhà phân tích cảnh báo đà tăng hiện nay có thể sớm đảo chiều khi các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất nhằm đối phó với lạm phát cai trong nhiều thập niên.
Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 0,4% lên 27.257, điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 2,4% xuống 16.511,28 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 1,2% xuống 3.044, điểm.
Chứng khoán Seoul, Đài Bắc và Bangkok cũng giảm, trong khi chứng khoán Sydney, Singapore, Wellington, Mumbai, Manila và Jakarta đều tăng.
Nhà phân tích Stephen Innes của SPI Asset Management cảnh báo vẫn còn rất nhiều vấn đề “kìm hãm” thị trường chứng khoán, trong đó có lạm phát cao dai dẳng, niềm tin của nhà đầu tư yếu, chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương, căng thẳng Nga-Ukraine, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc suy giảm…
Theo ông Stephen Innes, điều quan trọng với thị trường chứng khoán hiện nay là sự chắc chắn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), nhưng để có được điều đó, số liệu kinh tế của Mỹ cần phải vượt dự báo. Với dữ liệu lạm phát cao hơn nhiều so với dự kiến, Fed có thể làm ngược lại những gì thị trường mong muốn, khiến tình hình biến động tăng trở lại.
Trong một dấu hiệu cho thấy sự khó khăn trong cuộc chiến chống lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng của Anh - chỉ số được theo dõi sát sao - đã tăng ngược trở lại ngưỡng trên 10% trong tháng 9/2022 do chi phí thực phẩm tăng cao. Đồng bảng Anh đã giảm xuống dưới 1,13 USD đổi 1 bảng, sau khi ghi nhận sự phục hồi trong hai phiên trước đó.
Tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index giảm 3,59 điểm (0,34%) xuống 1.060,07 điểm, còn chỉ số HNX-index giảm 1,22 điểm (0,53%) xuống 227,90 điểm.