Tiền bẩn và hoạt động rửa tiền cũng ảnh hưởng sâu sắc đến phân bổ thu nhập (tạo bất công, làm mất tín nhiệm của xã hội vào các thị trường tài chính. Vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều có các biện pháp quyết liệt để phòng, chống rửa tiền (PCRT) và tài trợ khủng bố (TTKB). Trong đó, quan trọng hàng đầu là tạo ra hành lang pháp lý.
1/ Luật: Tất cả các Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam từ năm 1999 đến nay đều có quy phạm pháp luật chính liên quan đến cơ chế PCRT, và tài trợ khủng bố (TTKB), liệt kê dưới đây:
Trong khi đó Việt Nam có những các luật chính như sau:
- Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012 (sau đây gọi là Luật PCRT);
- Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 (sau đây gọi là Luật PCKB);
- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (thay thế Luật năm 2005);
- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và Luật sửa đổi năm 2007, 2012;
- Luật Tương trợ tư pháp năm 2007;
- Luật Thanh tra năm 2010;
- Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 (sau đây gọi là Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010);
- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Luật Quản lý thuế số năm 2006;
- Luật Đầu tư năm 2014;
- Luật Thương mại năm 2005;
- Luật Chứng khoán năm 2006;
- Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán năm 2010;
- Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000;
- Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010;
- Luật Kế toán năm 2015;
- Luật Kiểm toán độc lập năm 2011.
2/ Trên cơ sở các bộ luật và luật, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định để quy định chi tiết luật
Các Nghị định chính liên quan đến PCRT và TTKB của Việt Nam là:
- Nghị định số 116/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCRT (Nghị định 116/2013/NĐ-CP);
- Nghị định số 122/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố (Nghị định số 122/2013/NĐ-CP);
- Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (Nghị định số 96/2014/NĐ-CP);
- Nghị định số 145/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 145/2016/NĐ-CP);
- Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (Nghị định số 58/2012/NĐ-CP);
- Nghị định số 86/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán (Nghị định số 86/2016/NĐ-CP);
- Nghị định số 151/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính (Nghị định số 151/2018/NĐ-CP);
- Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm (Nghị định số 73/2016/NĐ-CP);
- Nghị định số 86/2013/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài (Nghị định số 86/2013/NĐ-CP);
- Nghị định số 175/2016/NĐ- của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Nghị định số 86/2016/NĐ-CP (Nghị định số 175/2016/NĐ-CP);
- Nghị định số 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số (Nghị định số 98/2013/NĐ-CP);
- Nghị định số 03/2017/NĐ-CP về kinh doanh casino (Nghị định số 03/2017/NĐ-CP);
- Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (Nghị định số 121/2013/NĐ-CP);
- Nghị định số 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế (Nghị định số 06/2017/NĐ-CP);
- Nghị định số 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập (Nghị định số 41/2018/NĐ-CP);
- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (Nghị định số 101/2012/NĐ-CP);
- Nghị định số 16/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Nghị định số 16/2019/NĐ-CP);
- Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (Nghị định số 80/2016/NĐ-CP);
- Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (Nghị định số 127/2013/NĐ-CP);
- Nghị định số 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2013/NĐ-CP (Nghị định số 45/2016/NĐ-CP);
- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký Doanh nghiệp (Nghị định số 43/2010/NĐ-CP);
- Nghị định số 05/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký Doanh nghiệp (Nghị định số 05/2013/NĐ-CP);
- Nghị định số 61/2013/NĐ-CP về quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính (Nghị định số 61/2013/NĐ-CP);
- Nghị định số 20/2016/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 20/2016/NĐ-CP);
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (Nghị định số 78/2015/NĐ-CP);
- Nghị định số 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (Nghị định số 53/2007/NĐ-CP).
3/ Các bộ có liên quan đã ban hành các Thông tư liên quan chính như
- Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về PCRT (Thông tư số 35/2013/TT-NHNN);
- Thông tư số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về PCRT (Thông tư số 31/2014/TT-NHNN);
- Thông tư số 210/2012/TT-BTC và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 07/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn thành lập và hoạt động công ty chứng khoán (Thông tư số 210/2012/TT-BTC);
- Thông tư số 212/2012/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ (Thông tư số 212/2012/TT-BTC);
- Thông tư số 11/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số 86/2013/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài (Thông tư số 11/2014/TT-BTC);
- Thông tư số 57/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BTC (Thông tư số 57/2017/TT-BTC).
4/ Các văn bản khác
- Báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012 – 2017;
- Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 30/4/2019;
- Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo (Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg);
- Kế hoạch hành động quốc gia về PCRT và PCTTKB giai đoạn 2015-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2112/QĐ-TTg ngày 25/11/2014;
- Kế hoạch hành động quốc gia về PCRT và PCTTKB giai đoạn từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2013 ban hành kèm theo Quyết định số 1560/QĐ-TTg ngày 18/10/2012;
- Kế hoạch hành động quốc gia về PCRT và PCTTKB ban hành kèm theo Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1451/QĐ-TTg;
- Kế hoạch hành động quốc gia về PCRT và PCTTKB ban hành kèm theo Quyết định số 1451/QĐ-TTg ngày 12/8/2010;
- Thông báo số 226/TB-BTC ngày 9/4/2015 của Bộ Tài chính về ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về PCRT và PCTTKB giai đoạn 2015-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2112/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Với vai trò thành viên của APG, tháng 11/2008, Việt Nam đã trải qua vòng đánh giá đa phương của APG về cơ chế phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố của Việt Nam theo 40+9 khuyến nghị của FATF. Kết quả đánh giá ghi nhận Việt Nam có đến 15/16 khuyến nghị chủ chốt và cốt lõi của FATF chỉ đạt mức tuân thủ một phần hoặc không tuân thủ. Kể từ vòng đánh giá đa phương năm 2008 đến nay, cơ chế AML/CFT đã có nhiều thay đổi.