Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 46 xu Mỹ, hay 0,6%, xuống 76,23 USD/thùng vào lúc 14 giờ 20 phút (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 50 xu Mỹ, hay 0,7%, xuống 70,4 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều chốt phiên 22/3 ở các mức giá cao nhất kể từ ngày 14/3, sau khi đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong 6 tuần.
Trong phát biểu vào ngày 22/3, ông Powell cho rằng những căng thẳng của lĩnh vực ngân hàng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tín dụng, với những tác động không nhỏ đến nền kinh tế, khiến tốc độ tăng trưởng trong năm nay theo nhận định của các quan chức Fed có thể chậm hơn so với dự kiến trước đó.
Tuy nhiên, việc đồng USD yếu đã hỗ trợ giá dầu.
Bên cạnh đó, triển vọng phục hồi nhu cầu của Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu dẫn đầu thế giới, có thể cũng là yếu tố tác động tích cực đến giá dầu.
Goldman Sachs cho rằng nhu cầu của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, vượt mức 16 triệu thùng/ngày.
Công ty tư vấn Wood Mackenzie nhận định Trung Quốc sẽ đóng góp 40% trong mức tăng nhu cầu toàn cầu năm nay, khi nước này dỡ bỏ các hạn chế nhằm kiểm soát dịch.
Trong khi đó, số liệu mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng trong tuần trước, lên mức cao nhất trong gần hai năm.
Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 1,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 17/3, lên 481,2 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 5/2021.
Các nhà phân tích tham gia khảo sát của Reuters dự báo dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ giảm 1,6 triệu thùng.