Công nhân làm việc tại cơ sở lọc dầu ở Basra, Iraq ngày 14/12/2017. Ảnh: AFP/TTXVN |
Giá dầu tiếp tục giảmGiá dầu chiều ngày 30/1 giảm phiên thứ hai liên tiếp tại thị trường châu Á, giữa lúc sản lượng dầu mỏ của Mỹ gia tăng và đồng USD mạnh lên. Điều đó khiến giá dầu Brent Biển Bắc tuột xuống dưới mốc 69 USD/thùng lần đầu tiên trong sáu ngày qua.
Phiên này tại thị trường Tokyo, giá dầu thô Brent Biển Bắc giao kỳ hạn giảm 49 xu Mỹ (0,7%) xuống ,97 USD/thùng, sau khi có thời điểm rơi xuống ,91 USD/thùng. Trong khi giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao kỳ hạn lùi 70 xu (1,1%) xuống 64,86 USD/thùng.
Tuy nhiên, đà phục hồi của giá dầu thời gian qua vẫn giúp mặt hàng này hướng tới tháng lên giá thứ 5 liên tiếp. Giá dầu được định giá bằng đồng USD nên việc đồng bạc xanh giảm giá giúp làm tăng nhu cầu mua dầu từ những khách hàng nắm giữ các ngoại tệ khác. Đồng USD đã mất giá 3% kể từ đầu tháng Một.
Stephen Innes, trưởng bộ phận giao dịch thuộc nhà môi giới kỳ hạn Oanda (có trụ sở tại Singapore), cho rằng thị trường dầu mỏ vẫn khá mong manh bất chấp xu hướng phục hồi diễn ra gần đây, giữa bối cảnh số lượng giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ trong tuần qua tiếp tục tăng.
Sản lượng dầu của nền kinh tế số 1 thế giới hiện đã ngang ngửa với Saudi Arabia - nhà sản xuất dầu nhiều nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - và hiện chỉ Nga là nước có sản lượng dầu mỏ cao hơn với 10,98 triệu thùng/ngày.
Kể từ giữa năm 2016, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng hơn 17% và dự kiến sẽ sớm vượt ngưỡng 10 triệu thùng/ngày. Báo cáo từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ trong tuần tín đến ngày 26/1 đã tăng 12 giàn lên 759 giàn khoan, sau khi giảm trong 5 tuần trước đó.
Bảng tỉ giá chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản ngày 18/1. Ảnh: Kyodo/TTXVN |
Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ
Cũng trong phiên 30/1, các sàn giao dịch chứng khoán ở khắp châu Á ngập trong sắc đỏ, khi các nhà đầu tư chốt lời sau đà phục hồi gần đây và chờ loạt báo cáo lợi nhuận từ các doanh nghiệp và các số liệu kinh tế.
Tại Thượng Hải (Trung Quốc), chỉ số Shanghai Composite giảm 0,99%, hay 34,99 điểm, xuống 3.488,01 điểm. Còn ở Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 1,09% và chốt phiên ở mức 32.607,29 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 trên thị trường Nhật Bản giảm phiên này là phiên giảm thứ năm liên tiếp, khi đồng yen mạnh ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư và thị trường Phố Wall (Mỹ) phiên trước cũng lùi khỏi các mức cao kỷ lục. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,43%, hay 337,37 điểm, xuống 23.291,97 điểm.
Theo nhà môi giới ở IwaiCosmo Securities, Toshikazu Horiuchi, không có gì đáng ngạc nhiên trước hiện tượng chốt lời khi đà tăng trên thị trường Phố Wall là quá nhanh, nhưng không nên quá bi quan bởi các nhà đầu tư vẫn sẵn sàng mua vào nếu các báo cáo lợi nhuận tích cực.
Trong khi đó, người phụ trách chiến lược của Okasan Online Securities, Yoshihiro Ito cho rằng sự điều chỉnh của thị trường có thể tiếp tục khi nhà đầu tư cẩn trọng do sự tụt dốc mạnh của các chỉ số chứng khoán Mỹ và đồng yen mạnh.
Chỉ số S&P/ASX200 tại Australia giảm 52,6 điểm, hay 0,87%, xuống 6.022,8 điểm.
Tại Seoul (Hàn Quốc), chỉ số Kospi giảm 30,45 điểm (1,17%) xuống 2.567,74 điểm.
Việc lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng cũng gây sức ép tâm lý và các nhà đầu tư thận trọng trước khi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào ngày 31/1 và nhiều báo cáo lợi nhuận sẽ được công bố trong tuần này, bao gồm báo cáo của các tập đoàn và doanh nghiệp công nghệ.
Theo nhà phân tích Ric Spooner thuộc CMC Markets tại Sydney, điều chủ yếu khiến các nhà đầu tư thận trọng là cuộc họp cuối cùng của Fed dưới sự chủ trì của bà Janet Yellen.
Trong khi đó, các "ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ như Amazon, Apple và Facebook cùng với các công ty và doanh nghiệp có cổ phiếu tăng giá mạnh như Boeing, ExxonMobil và McDonald sẽ công bố báo cáo lợi nhuận trong tuần này.
Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp
Vàng được bày bán tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN |
Giá vàng tại thị trường châu Á ngày 30/1 đi xuống phiên thứ hai liên
tiếp và chạm mức thấp nhất trong một tuần, giữa bối cảnh đồng USD phục
hồi và lợi suất trái phiếu chính phủ tại Mỹ tăng lên.
Cuối phiên này, tại sàn giao dịch Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao
ngay giảm 0,4% xuống 1.335,49 USD/ounce, sau khi hạ 0,7% ở phiên trước
đó. Đầu phiên này, giá vàng giao ngay có lúc được giao dịch 1.334,10
USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 23/1. Trong khi đó, giá vàng Mỹ giao
kỳ hạn cũng mất 0,5% xuống 1.335,20 USD/ounce.
Từ đầu tháng 1/2018 đến nay, giá vàng đã tăng 2,5%, chủ yếu do đồng
USD yếu đi. Tuần trước, đồng bạc xanh ghi dấu tuần giảm giá thứ sáu liên
tiếp và chạm mức “đáy” ba năm vào phiên cuối tuần vừa qua. Đồng nội tệ
Mỹ thậm chí đang hướng tới tháng giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 3/2016.
Tin tức nói rằng giới đầu tư tỏ ra thận trọng chờ đợi diễn biến cuộc
họp chính sách kéo dài hai ngày sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
(Fed) để có thêm manh mối về lộ trình nâng lãi suất của ngân hàng này
trong năm nay. Vàng khá nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất
của Fed. Kể từ cuộc họp gần đây nhất của Fed (diễn ra hồi tháng
12/2017), giá vàng đã tăng 8%.
Thêm vào đó, lãi suất trái phiếu của Mỹ ngày 29/1 đã tăng lên mức
hơn ba năm qua sau bình luận của một quan chức Ngân hàng trung ương châu
Âu (ECB) củng cố thêm đồn đoán về khả năng các ngân hàng trung ương
trên toàn cầu sẽ thu rút bớt các chương trình kích thích kinh tế khi
triển vọng kinh tế thế giới cải thiện.
Trong phiên này, giá bạc giảm 0,2% xuống 17,12 USD/ounce. Giá bạch
kim mất hơn 1%, xuống 992,20 USD/ounce sau khi có lúc tụt xuống 988
USD/ounce. Trong khi giá palađi lùi 0,7% xuống 1.077,97 USD/ounce.