Thông tin về kho dự trữ dầu thô và các sản phẩm tinh chế của Mỹ tăng cũng tác động lên giá dầu trong phiên này.
Cụ thể, giá dầu Brent tăng 1 xu Mỹ lên 77,53 USD/thùng vào lúc 13 giờ phút (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2 xu Mỹ xuống 73,23 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích của ING, nguồn cung dầu thô sẽ thắt chặt trong quý III/2024 và kế hoạch nới lỏng cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ được thực hiện từ tháng 10/2024.
Số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô của nước này đã tăng hơn 4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 31/5 vừa qua, trái với dự báo giảm 2,3 triệu thùng của các nhà phân tích trong một cuộc thăm dò của hãng tin Anh Reuters.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ công bố số liệu dự trữ chính thức trong ngày 5/6.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch chiều ngày 5/6. Thị trường bị giằng co giữa tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trước cuối năm nay, cùng các mối lo lắng về nền kinh tế Mỹ.
Chốt phiên 5/6, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) giảm 0,9% xuống .490,17 điểm; chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 0,1% xuống 18.421,96 điểm; và chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải giảm 0,1% xuống 3.087,56 điểm. Thị trường Sydney, Seoul, Singapore, Đài Bắc, Manila, Bangkok và Wellington đều chứng kiến hoạt động giao dịch diễn ra sôi động.
Thị trường lao động Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu, một ngày sau khi có tin hoạt động sản xuất tại Mỹ sụt giảm. Đây là chỉ báo cho thấy lạm phát và chi phí đi vay cao, kéo dài, đang gây thiệt hại cho nền kinh tế. Vị trí việc làm cần tuyển dụng đã giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 4/2024, xuống dưới 8,1 triệu - mức thấp nhất kể từ năm 2021.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên 5/6, VN Index tăng 0,83 điểm (0,06%) lên 1.284,35 điểm. HNX Index tăng 0,17 điểm (0,07%) lên 244,49 điểm.