Giá dầu thế giới phiên 22/11 tăng gần 1 USD

Giá dầu thế giới đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần 22/11, phục hồi từ đà giảm trước đó.

Chú thích ảnh
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở tỉnh Iwate, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Diễn biến này xảy ra sau báo cáo cho hay Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, có thể điều chỉnh các kế hoạch nhằm nâng sản lượng nếu các nước tiêu thụ "vàng đen" hàng đầu giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược của họ hoặc nếu đại dịch COVID-19 đe dọa nhu cầu tiêu thụ.

Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 81 xu Mỹ (1%), lên 76,75 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng tăng nhẹ lên 79,70 USD/thùng. Giá cả hai loại dầu chủ chốt này đều giảm hơn 1 USD vào đầu phiên, chạm mức thấp nhất kể từ ngày 1/10.

Các quan chức Nhật Bản và Ấn Độ đang tìm cách giải phóng kho dự trữ dầu mỏ quốc gia, cùng với Mỹ và các nền kinh tế lớn khác để “hạ nhiệt” giá dầu. Thông báo này có thể được đưa ra sớm nhất là vào ngày 23/11 (giờ địa phương), nhưng các quan chức Nhà Trắng và Bộ Năng lượng Mỹ cho biết họ chưa có quyết định chính thức nào về việc mở kho dự trữ dầu.

Các cuộc thảo luận về việc này diễn ra sau khi Chính phủ Mỹ không thể thuyết phục OPEC + bơm thêm dầu ra thị trường, bởi các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu cho rằng "thế giới hiện không thiếu dầu thô".

Trong cuộc họp chính sách vào tháng này, OPEC+ đã nhất trí duy trì kế hoạch tăng sản lượng dầu thêm 400.000 thùng/ngày kể từ tháng 12/2021. Tuy nhiên, giá dầu tăng trong phiên 22/11, sau khi hãng tin Bloomberg News (Mỹ) đưa tin rằng OPEC+ có thể thay đổi kế hoạch sản lượng của họ để đáp trả việc các nền kinh tế lớn giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược.

Joseph McMonigle, Tổng thư ký của Diễn đàn Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Riyadh (Saudi Arabia), ngày 22/11 hy vọng OPEC+ sẽ duy trì kế hoạch bổ sung dần dần nguồn cung cho thị trường dầu. Ông nói: “OPEC+ đang bám sát kế hoạch sản lượng hiện tại. Nếu họ định thay đổi thì đó là do các yếu tố bên ngoài không lường trước được, chẳng hạn như các lệnh phong tỏa xã hội trở lại ở châu Âu để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, hoặc bất kỳ hình thức giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược nào, hay sự biến động về nhu cầu nhiên liệu máy bay".

Minh Trang/TTXVN (Theo Reuters)
Giá vàng châu Á chiều 22/11 giảm xuống gần mức thấp nhất hai tuần
Giá vàng châu Á chiều 22/11 giảm xuống gần mức thấp nhất hai tuần

Giá vàng châu Á giảm xuống gần mức thấp nhất trong hai tuần qua vào phiên chiều 22/11, do đồng USD mạnh lên cùng với tâm lý kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng tốc cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế để hạn chế rủi ro lạm phát.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN