Theo đó, giá vàng giao ngay gần như không đổi, đứng ở mức 1.928,36 USD/ounce vào lúc 14 giờ 10 phút ngày 4/4 (theo giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,2% lên 1.928,10 USD/ounce.
Nhà phân tích cấp cao Jeffrey Halley của công ty môi giới tài chính OANDA (Mỹ) cho biết: “Mặc dù cuộc xung đột tại Đông Âu có thể khiến giá vàng giảm nhưng hiện tại giá kim loại quý này đang chịu ảnh hưởng bởi lợi suất trái phiếu Mỹ cao hơn và đồng USD mạnh lên”. Nhà phân tích này cho biết thêm rằng thị trường châu Á giao dịch trầm lắng do Trung Quốc nghỉ lễ.
Đồng USD mạnh lên khiến vàng kém hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác, trong khi lợi suất cao làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ những tài sản không sinh lời như vàng.
Số liệu ngày 1/4 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã chạm mức thấp của hai năm, ở mức 3,6% trong tháng 3/2022, đủ mạnh để nhà đầu tư dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng mạnh lãi suất để giải quyết lạm phát.
Nhiều người đồn đoán Fed có khả năng tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng tới. Giới đầu tư đang ngóng chờ bất kỳ thảo thuận nào về việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng Ba vào ngày 6/4.
Ngày 3/4, Đức kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) thảo luận về biện pháp cấm nhập khẩu khí đốt của Nga, khi căng thẳng tại Ukraine (U-crai-na) chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Theo chuyên gia phân tích kỹ thuật Wang Tao của hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), giá vàng giao ngay có thể giảm xuống 1.898 USD/ounce vì giá kim loại quý này đã giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 1.924 USD/ounce.
Tại thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,8% lên 24,81 USD/ounce. Giá palladium tăng 2,1% lên 2.323,42 USD/ounce, còn giá bạch kim tăng 0,5% lên 990, USD/ounce.
Trong khi đó, tại Việt Nam, vào lúc 16 giờ 22 phút ngày 4/4, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức ,30 – 69,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).