Diện tích trồng mít Thái trong tỉnh Đồng Tháp hiện nay hơn 3.000 ha, trồng nhiều nhất là huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Cao Lãnh và huyện Châu Thành. Bình quân sau hơn 2 năm trồng, mít cho thu hoạch, mỗi cây mít Thái để từ 2 - 3 quả, mỗi quả nặng hơn 10 kg. Theo anh Nguyễn Thành Dũng ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình cho biết, giá mít Thái loại 1 (cỡ 9 kg/trái trở lên), được thương lái thu mua tại vườn với giá 30 nghìn đồng/kg; mít loại 2 hơn 20 nghìn đồng/kg.
Mức giá này tăng khoảng 15 - 20 nghìn đồng/kg so với tháng trước. Bình quân, anh Dũng thu hoạch nhiều loại mít, tính ra lãi hơn 15 nghìn đồng/kg. Giá mít Thái tăng và giữ ở mức khá cao, vì nguồn cung khan hiếm nên sản lượng mít thu hoạch trong đợt này là không nhiều.
Trồng mít Thái, bình quân mỗi ha trồng hơn 1.000 cây, hơn 2 năm cho thu hoạch, năng suất bình quân từ 40 - 50 tấn/ha/năm. Nhiều hộ dân ở Đồng Tháp chọn giống cây này bởi cây mít Thái thích nghi với vùng đất ở Đồng Tháp, dễ trồng, năng suất và sản lượng cao, mít dòn, ngọt, thơm ngon, cho nhiều múi, ít xơ.
Giá mít Thái hiện tiếp tục ổn định, không thay đổi. Hiện giá mít có dấu hiệu tăng giá sau thời gian giá mít lao dốc. Thị trường giá mít Thái sôi động hơn trước. Nhiều hộ dân có mít bán trong thời điểm nay cho biết, mỗi cân mít Thái bán ra có thể thu lợi nhuận từ 10 - 20 nghìn đồng/kg. Trong thời gian tới, giá mít Thái có thể còn tăng, theo bà con trồng mít nhận định.
Hiện, nông dân trồng mít trong tỉnh Đồng Tháp quan tâm vấn đề kỹ thuật để tạo cho trái đạt chất lượng tốt nhằm tặng tỉ lệ trái loại 1, 2. Do mít là cây trồng có thời gian thu hoạch không quá lâu, chỉ cần 2 năm sau khi trồng là cho thu hoạch.
Tỉnh Đồng Tháp đề ra mục tiêu đến năm 2025 phát triển diện tích trồng mít là 4.067 ha, trồng tập trung, an toàn và bền vững, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập cho người sản xuất, tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp.