Những lo ngại về về chính sách của Fed chi phối các thị trường

Giá dầu giảm gần 1 USD trong chiều 20/9, khi nhà đầu tư không chắc chắn khi nào chu kỳ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đạt đỉnh và mức độ ảnh hưởng của nó đối với nhu cầu năng lượng.

Chú thích ảnh
Giàn khoan dầu tại tỉnh Hasakah, Syria. Ảnh: AFP/TTXVN

Thị trường năng lượng và kim loại quý hạ nhiệt

Giá dầu giảm gần 1 USD trong chiều 20/9, khi nhà đầu tư không chắc chắn khi nào chu kỳ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đạt đỉnh và mức độ ảnh hưởng của nó đối với nhu cầu năng lượng.

Phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 88 xu Mỹ (tương đương 0,9%) xuống 93,46 USD/thùng vào lúc 14 giờ 20 phút (giờ Việt Nam). Trước đó trong phiên 19/9, dầu Brent đã chạm mức 95,96 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2022.

Giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ giao tháng 10/2023 (sẽ hết hạn ngày 21/9) cũng hạ 97 xu Mỹ hay 1% xuống 90,23 USD/thùng, sau khi leo lên mức cao nhất trong 10 tháng là 93,74 USD/thùng trong phiên trước.

Trong khi đó trên thị trường kim loại quý, giá vàng hầu như không đổi trong chiều 20/9 do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước quyết định chính sách của Fed tại cuộc họp tuần này.

Cụ thể, giá vàng giao ngay ổn định ở mức 1.930,19 USD/ounce vào lúc 14 giờ 5 phút (giờ Việt Nam), vẫn quanh mức cao nhất kể từ ngày 5/9 đạt được vào ngày 19/9. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,1% xuống 1.950,90 USD/ounce.

Ủy ban Thị trường Mở của Fed sẽ đưa ra thông báo chính sách và quyết định lãi suất vào sáng 21/9 theo giờ Việt Nam. Chủ tịch Fed Jerome Powell sau đó 30 phút dự kiến tổ chức một cuộc họp báo.

Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty nghiên cứu dữ liệu OANDA, cho biết giá dầu tạm dừng đà tăng trong phiên này khi các nhà giao dịch chờ đợi quyết định chính sách của Fed - điều có thể tác động tới triển vọng nền kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm” hay “hạ cánh cứng”.

Vị chuyên gia nói thêm rằng thị trường dầu mỏ vẫn “rất thắt chặt” và sẽ duy trì tình trạng như vậy trong thời gian ngắn.

Việc giá dầu tăng đã tăng thêm áp lực lạm phát, cũng như kéo theo kỳ vọng rằng Fed sẽ duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

Công ty nghiên cứu thị trường NAB Commodities Research nhận định rằng giọng điệu của Fed nhiều khả năng sẽ “cứng rắn” hơn nhờ dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng Tám của Mỹ công bố hồi tuần trước mạnh hơn dự kiến. Diễn biến này sẽ mang tới rủi ro giảm giá cho vàng.

Theo nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters, giá vàng giao ngay có thể thoái lui trong phạm vi hẹp từ 1.917-1.921 USD/ounce do kim loại quý này đã không thể phá vỡ vùng kháng cự 1.933-1.935 USD/ounce.

Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,2% xuống 23,19 USD/ounce. Giá bạch kim cũng giảm 0,3% xuống 936, USD/ounce.

Tại thị trường trong nước, khép phiên 20/9, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức ,50 - 69,22 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra)./.

Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ

Những lo ngại rằng Fed sẽ tăng lãi suất một lần nữa hoặc giữ lãi suất ở mức cao nhất 22 năm trong thời gian dài hơn đã đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư, đồng thời kéo chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ phiên ngày 20/9.

Tại Trung Quốc, các chỉ số chính đồng loạt giảm hơn 0,5% khi có những lo ngại về khả năng Fed tăng lãi suất một lần nữa trước cuối năm nay. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 0,62% (tương đương 111,57 điểm) xuống 17.885,60 điểm. Chỉ số Shanghai Composite cũng mất 0,52%, (16,39 điểm) xuống 3.108,57 điểm.

Chú thích ảnh
Màn hình điện tử hiển thị chỉ số chứng khoán Nikkei (dưới) tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN

Các thị trường Sydney, Mumbai, Singapore, Wellington, Taipei và Bangkok cũng đồng loạt đi xuống.

Chứng khoán Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu hướng giảm của khu vực, với chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 0,66%, tương đương 218,81 điểm và kết thúc ở mức 33.023,78 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc gần như không thay đổi khi đóng cửa phiên 20/9, do tâm lý chờ đợi của nhà đầu tư trước quyết định lãi suất của Mỹ. Chỉ số Kospi nhích thêm 0,53 điểm (0,02%) và kết thúc ở mức 2.559,74 điểm.

Giới quan sát chỉ ra rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang nỗ lực đưa nền kinh tế đi theo cái mà Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago Austan Goolsbee gọi là "con đường vàng": kiềm chế lạm phát đồng thời ngăn chặn tình trạng thất nghiệp gia tăng và một cuộc suy thoái kinh tế lớn.

Nhưng bà Kathryn Rooney Vera thuộc công ty tư vấn tài chính StoneX nói rằng khi bước sang năm 2024, để thực sự đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% đã đề ra, Fed ít nhất sẽ phải giữ lạm phát trong một khoảng thời gian khá dài thay vì cắt giảm.

Tại thị trường trong nước, khép phiên 20/9, chỉ số VN - Index tăng 14,66 điểm (1,21%) lên 1.226,11 điểm. Chỉ số HNX - Index tăng 4,6 điểm (1,84%) lên 254,82 điểm.

H.Thủy/TTXVN (Tổng hợp)
Fed bắt đầu cuộc họp chính sách với khả năng cao sẽ giữ nguyên lãi suất
Fed bắt đầu cuộc họp chính sách với khả năng cao sẽ giữ nguyên lãi suất

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 19/9 đã bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, trước nhiều dự đoán rằng ngân hàng này sẽ dừng tăng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát nhưng không đẩy lùi nền kinh tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN