Phiên 13/6, TTCK thế giới đi lên sau số liệu lạm phát của Mỹ

Thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới đi lên phiên 13/6 sau số liệu cho thấy lạm phát của Mỹ tiếp tục chậm lại trong tháng 5/2023, làm dấy lên hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ dừng tăng lãi suất.

Chú thích ảnh
Giao dịch viên trên thị trường chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Các chỉ số chứng khoán Phố Wall và châu Âu đều đóng cửa ở mức cao sau khi số liệu chính thức cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng 4% trong tháng 5/2023 so với mức 4,9% trong tháng 4/2023.

Tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,4% lên 34.212,12 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 0,7% lên 4.369,01 điểm, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,8% lên 13.573,32 điểm.

Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của London tăng 0,3% lên 7.594,78 điểm. Chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt tăng 0,8% lên 16.230, điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris tăng 0,6% lên 7.290,80 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 tăng 0,7% lên 4.347,55 điểm.

Đồng USD giảm so với đồng euro và đồng bảng Anh, do đồng bạc xanh thường được hưởng lợi từ lãi suất cao hơn, song đồng tiền này tăng so với đồng yen.

Nhà phân tích Patrick O'Hare của Briefing.com cho biết lạm phát đang đi theo dự đoán của thị trường, cho thấy Fed có thể sẽ hoãn tăng lãi suất vào cuối cuộc họp ngày 14/6.

Fed đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp trong nỗ lực chống lại lạm phát tăng cao. Các nhà đầu tư lo ngại rằng chi phí đi vay cao hơn sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Fed cũng đã xem xét một chỉ số quan trọng từ báo cáo ngày 13/6 của Bộ Lao động Mỹ là lạm phát cơ bản, không tính giá lương thực và năng lượng dễ biến động, tăng 5,3% trong 12 tháng qua.

Ông O'Hare cho biết điểm chính của báo cáo này là tỷ lệ lạm phát đang đi đúng hướng. Tuy vậy, lạm phát cơ bản nói riêng được Fed cho là “quá cao”, do đó triển vọng tăng lãi suất khác vào tháng 7/2023 vẫn đang được giữ.

Không riêng Fed đưa ra quyết định mới về lãi suất trong cuộc họp tuần này, các quốc gia khác trên toàn thế giới cũng tìm cách hạ lãi suất đã tăng sau khi căng thẳng Nga-Ukraine diễn ra vào năm ngoái.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến sẽ công bố một đợt tăng lãi suất khác vào ngày 15/6 mặc dù Khu vực sử dụng đồng euro đang rơi vào suy thoái, trong khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) được cho là sẽ vẫn giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp 16/6. Canada và Australia đã công bố tăng lãi suất trong tuần trước.

Dữ liệu chính thức ngày 13/6 tiền lương tại Anh đã tăng kỷ lục, mặc dù chậm hơn so với tỷ lệ lạm phát, làm tăng khả năng Ngân hàng trung ương Anh sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tuần tới và có thể nhiều lần hơn sau đó.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương nước này) đã thông báo cắt giảm một chút lãi suất cho vay ngắn hạn. Các nhà chức trách đang cố gắng khởi động sự phục hồi của nền kinh tế vốn đã cạn kiệt sau đợt bùng nổ ban đầu sau khi dỡ bỏ các hạn chế về Không-COVID.

Động thái ngày 13/6 được đưa ra sau khi các số liệu cho thấy lạm phát vẫn ở mức thấp và đồng NDT giảm giá so với đồng USD, mặc dù đồng tiền này đã giảm bớt tổn thất khi có báo cáo rằng các biện pháp kích thích mới đang được thảo luận.

Nhà kinh tế Julian Evans-Pritchard của Capital Economics cho biết, việc cắt giảm lãi suất cho thấy "mối lo ngại ngày càng tăng của các nhà hoạch định chính sách về sức mạnh phục hồi của Trung Quốc".

Tại Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 13/6, chỉ số VN-Index tăng 0,58%, lên 1.122,46 điểm, còn HNX-Index tăng 0,%, đạt 230,25 điểm.

Minh Hằng (TTXVN)
Chứng khoán phiên 13/6: Cổ phiếu thép, chứng khoán, bất động sản bật tăng
Chứng khoán phiên 13/6: Cổ phiếu thép, chứng khoán, bất động sản bật tăng

Thị trường chứng khoán diễn biến sôi động và VN-Index đã tăng phiên thứ 3 liên tiếp. Tính từ đầu tháng 6 đến nay chỉ số này liên tục đi lên. Cụ thể, chỉ có duy nhất 1 phiên VN-Index giảm điểm, trong khi có tới 8 phiên tăng điểm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN