Ngoài ra, giới đầu tư còn lo ngại về cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (FED), vấn đề lạm phát tại châu Âu… Trong phiên giao dịch chiều 21/9, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hẹp đà giảm, khi lực mua vào gia tăng. UpCom-Index giảm 0, điểm, còn 96,77 điểm. Ngược lại, HNX-Index tăng nhẹ 0,13 điểm, lên 359 điểm.
So với phiên sáng 21/9, tâm lý nhà đầu tư dần ổn định, giúp đà giảm thu hẹp, cổ phiếu trong nhóm VN30 và ngân hàng "bớt đỏ"; nhiều mã cổ phiếu thép, bất động sản tăng giá. Nhóm vốn hóa lớn diễn biến tiêu cực nhất, trong khi nhóm vốn hóa vừa và nhỏ vẫn tăng điểm. Theo đó, các mã SJF, DRH, DLG, SCR, JVC, OGC… đồng loạt tăng trần, trong đó DLG và SCR giao dịch mạnh, cùng khớp khoảng 26 triệu đơn vị, tăng tương ứng 3.880 đồng và 13.350 đồng. Còn bộ ba "họ Vingroup" gồm VIC - VHM - VRE trong phiên chiều 21/9 đã gây thất vọng, khi giảm lần lượt 1,27%, 3% và 3,07%, trong đó VHM là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới VN-Index.
Mặc dù xu hướng tiêu cực là chủ đạo, nhưng có không ít cổ phiếu ngược dòng, có thể kể đến TCD tăng 4,54%; ITA tăng 3,81%; KBC tăng 3,66%; HDG, HDC, SCR, TGG, TDH... tăng kịch trần. Toàn sàn HoSE có 136 mã tăng (33 tăng trần) trong khi có 275 mã giảm giá và 36 mã đứng ở mức tham chiếu. Thanh khoản khớp lệnh ở mức khá, đạt 21.948 tỷ đồng.
“VN-Index vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, VN-Index vẫn kỳ vọng tăng điểm lên quanh vùng kháng cự phía trên quanh 1.370 – 1.375 điểm, nhưng đà tăng sẽ phân hóa rất mạnh”, chuyên gia phân tích của TVSI nhận định.
Còn theo Công ty Chứng khoán BSC, dòng tiền đầu tư thu hẹp vào nhóm Ngân hàng khi chỉ có nhóm này vận động khả quan so với phiên trước. Độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản không đổi so với phiên trước. Trong khi đó, khối ngoại mua ròng tại sàn HSX và bán ròng tại sàn HNX. Phiên điều chỉnh nhẹ chưa có tác động mạnh lên xu hướng tăng điểm của thị trường về ngưỡng 1.0 điểm khi dòng tiền khối nội vẫn đang duy trì ở mức ổn định.