Chốt phiên chiều ngày 20/4, VN-Index mất 21,73 điểm, xuống còn 1.4,72 điểm; NHX-Index cũng giảm mạnh gần 13 điểm xuống còn 0 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường gần 847 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị hơn 24.114 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh khiến chỉ số thị trường mất hơn 12 điểm, đứng đầu là GAS (- 3,3 điểm), GVR (-2,3 điểm), VHM (-2,26 điểm), các mã còn lại giảm gần 1 điểm là BCM, SHB, VPB, TCB, DGC, DPM, VIB. Nhóm cổ phiếu góp phần giúp thị trường thu hẹp khoảng cách giảm điểm là MSN, VCB, SAB, VIC, VHC…
Đáng chú ý, trong nhóm mã cổ phiếu giảm mạnh khiến thị trường lao dốc có những mã do nhà đầu tư nước ngoài “thoát hàng” như GAS, VHM, DGC… Tuy nhiên, những cổ phiếu “họ FLC" sau khi giảm sàn đã được nhiều nhà đầu tư nước ngoài mua vào bắt đáy như POW với giá 13.050 đồng; cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất trong phiên chiều là STB với 2.241,5 triệu cổ phiếu, mức giá khớp lệnh 27.550 đồng.
Toàn sàn có khoảng 770 mã giảm giá, trong đó có 165 mã giảm sàn; gần 700 mã đứng giá và gần 200 mã tăng giá.
Theo CTCK Đông Á (DAS), VN-Index mất hơn 100 điểm qua 8 phiên giao dịch đã ảnh hưởng đến đa số các nhóm ngành cổ phiếu mà không đi kèm với thông tin tiêu cực đáng kể nào về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, đây là trạng thái mất bình tĩnh của nhà đầu tư khi sự giảm giá lây lan nhanh. Vì vậy, thị trường ngày 20/4 tiếp tục giảm mạnh.
Tuy nhiên, xu hướng giảm điểm của thị trường có thể sớm kết thúc nếu xuất hiện lực bắt đáy của dòng tiền tham lam khi giá cổ phiếu đã có mức chiết khấu mạnh và trở nên hấp dẫn. Do đó, nhà đầu tư nên chờ đợi phiên xác nhận tạo đáy, thận trọng khi mua bình quân giá khi cổ phiếu chưa kết thúc đợt giảm.
DAS khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế sử dụng đòn bẩy, để dành sức mua chờ thị trường ổn định hơn. Việc giải ngân cho danh mục trung hạn có thể thực hiện với nhóm các cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 1/2022 cải thiện như công nghệ, thủy sản, may mặc và nhóm cổ phiếu phòng thủ như cổ phiếu điện, cấp nước...
Về kỹ thuật, CTCK Mirae Asset cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.390-1.400 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.370-1.0 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1.410-1.420 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.430-1.440 điểm. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.