Điều này càng khiến nhà đầu tư trong nước “e ngại” và giới phân tích nhận định, thị trường đang chứa đựng nhiều rủi ro.
Cụ thể chốt phiên giao dịch ngày 4/10, VN-Index giảm 8,3 điểm xuống 1.078,14 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 583 triệu đơn vị, tương ứng hơn 12.048,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 144 mã tăng giá, 312 mã giảm giá và 74 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 2,56 điểm xuống 235,61 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 57,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 997 tỷ đồng. Toàn sàn có 77 mã tăng giá, 125 mã giảm giá và 43 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0, điểm lên 82, điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 82, triệu đơn vị, tương ứng gần 478 tỷ đồng. Toàn sàn có 119 mã tăng giá, 172 mã giảm giá và 54 mã đứng giá.
Khối ngoại có thêm một phiên bán ròng rất mạnh, với 472,29 tỷ đồng trên HOSE và 39,47 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng 9,02 tỷ đồng trên HNX. Trong bối cảnh dòng tiền vào thị trường yếu đi, việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư trong nước.
Hôm nay hầu hết các nhóm cổ phiếu tiếp tục giảm giá. Đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng là nguyên nhân chính khiến chỉ số tiếp tục đi xuống.
Theo đó trong nhóm ngân hàng, sắc đỏ chiếm ưu thế; trong đó, CTG giảm 3,9%, SGB giảm 3,8%, SHB giảm 3,4%, 3 mã là NAB và NVB cùng VAB đều giảm 3,3%, LPB giảm 2,9%, ACB giảm 2,8%, EIB giảm 2,4%, STB giảm 2,3%, BID giảm 1,7%...
Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng chỉ còn lác đác vài mã tăng giá, trong khi hầu hết các mã giảm sâu, thậm chí giảm sàn. Cùng đó, các mã cổ phiếu vốn hóa lớn đầu ngành như: GVR giảm 6,2%, HPG giảm 4,6%, MSN giảm 3,7%, BVH giảm 3,2%.
Nếu không có sự nâng đỡ của họ cổ phiếu Vingroup có lẽ thị trường còn giảm sâu hơn. Theo đó, 3 mã họ Vingroup là VHM tăng 0,4%, VRE tăng 2,3%, VIC tăng 2,6%.
Trong bối cảnh hiện tại, nhiều công ty chứng khoán nhận định thị trường chứng khoán vẫn còn rủi ro lớn. Đơn cử, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng, tâm lý ngắn hạn của thị trường vẫn ở trạng thái bi quan mạnh, áp lực cắt lỗ ngắn hạn cao. Có rủi ro dẫn đến áp lực bán giải chấp của các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Xu hướng ngắn hạn của VN-Index là suy giảm và chịu áp lực điều chỉnh về vùng hỗ trợ tiếp theo 1.010-1.030 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2019 (tháng 11/2019). Như vậy sau gần 3 năm, VN-Index đang quay trở về vùng trước khi có đại dịch COVID-19.
SHS cho rằng, nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại nên duy trì tỷ trọng hợp lý, chờ thêm các thông tin mới về kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp..., cũng như xu hướng của thị trường chung cải thiện, thoát khỏi xu hướng giảm giá mạnh kéo dài, sau đó mới xem xét gia tăng thêm tỷ trọng đầu tư đối với các mã có tiềm năng tăng trưởng tốt.