Chính phủ ban hành nghị định mới về nghi lễ đối ngoại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại, thay thế nội dung Nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài (từ Chương 8 đến Chương 13) tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

Chú thích ảnh
Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của quốc gia. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Nghị định này quy định nghi lễ đối ngoại, bao gồm: Đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm nội bộ, thăm cá nhân, quá cảnh; đón, tiếp Bộ trưởng, Trưởng các cơ quan của Nghị viện hoặc cấp tương đương và một số đoàn khách quốc tế khác; Tiễn, đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài; thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của Lãnh đạo cấp cao; Nghi lễ dành cho Trưởng cơ quan đại diện nước ngoài, bao gồm Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao, Trưởng cơ quan đại diện lãnh sự, và Trưởng cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Nghị định số 18/2022/NĐ-CP quy định cụ thể về thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của lãnh đạo cấp cao (Điều 35) như sau: Bộ Ngoại giao chủ trì kiến nghị và dự thảo thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao kiến nghị, trình Tổng Bí thư duyệt điện mừng, thăm hỏi của Tổng Bí thư gửi Nguyên thủ một số nước, Người đứng đầu một số Đảng có quan hệ đặc biệt.

Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp Bộ Ngoại giao kiến nghị, trình Chủ tịch Quốc hội duyệt, ký thư mừng, thăm hỏi, chia buồn gửi Người đứng đầu Nghị viện các nước có quan hệ đặc biệt.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2022.

TTXVN/Báo Tin tức
Đại sứ Nguyễn Phương Nga: Triển khai đối ngoại nhân dân trong tình hình mới đòi hỏi phải có tư duy mới
Đại sứ Nguyễn Phương Nga: Triển khai đối ngoại nhân dân trong tình hình mới đòi hỏi phải có tư duy mới

Năm 2021, tình hình trong nước có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, trong đó có đại dịch COVID-19. Đối ngoại nhân dân là một trong những ngành chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Bất chấp điều này, công tác đối ngoại nhân dân vẫn đạt được một số kết quả khả quan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN