Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017

Tối ngày 11/3, tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), diễn ra Liên hoan văn hóa Cồng chiêng năm 2017 với chủ đề “Bản sắc trong thế giới hội nhập”. Các nghệ nhân đến từ buôn, làng Tây Nguyên, đã mang tới đêm hội những giai điệu cồng chiêng trầm hùng giữa đại ngàn.

Đêm hội tưng bừng tiêng cồng chiêng âm vang.

Già làng kêu gọi dân làng về vui hội.

Già trẻ, gái trai cùng nhau trổ tài qua tấu chiêng và điệu múa trong đêm hội.


Đánh cho con khỉ quên bám chặt cành cây
Đánh cho chuột, sóc quên đào hang, cho rắn nằm dài
Cho hưu, nai đứng nghe quên ăn cỏ

Sau tiếng gọi của già làng “Hỡi buôn sang”, các cô gái dân tộc Ê Đê nhảy múa bên hũ rượu cần để mời rượu, các chàng trai diễn tấu chiêng bài “chi ri ria” để mở hội tưng bừng. Người Jơ Ra của đoàn tỉnh Gia Lai tiếp diễn tấu chiêng điệu “Mừng lúa mới” và người Bana diễn tấu bài “Tạ ơn”. 30 nghệ nhân đoàn Đắk Lắk hô vang rộn rã trong tiếng chiêng “Vui đón khách” và “Giữ khách ở lại chơi cùng”...

Nghệ nhân tí hon điêu luyện tấu chiêng tại đêm hội.

Phát biểu chào mừng đêm hội Cồng chiêng tây Nguyên 2017, Bà H'Yim Kđoh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định, quá trình hội nhập cũng là quá trình toàn cầu hóa về văn hóa, không thể phát triển bền vững nếu không đặt văn hóa trong các chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy, đầu tư cho bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc được xem là đầu tư cho phát triển bền vững. Các dân tộc Tây Nguyên có di sản văn hóa cồng chiêng vẫn thường xuyên tổ chức lễ hội, nghi lễ, sự kiện văn hóa nghệ thuật và không thể thiếu được tiếng chiêng trong những ngày này. Tiếng chiêng là sức sống mãnh liệt, trường tồn như người dân Tây Nguyên, là nơi có cái gió, có cái nắng, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc. Các nghệ nhân đến với Đêm hội Cồng chiêng, được học hỏi, giao lưu, đoàn kết và kế thừa những nét đẹp truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.

Trong lễ vui, buồn của gia đình, buôn, làng đều có tiếng chiêng.

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Vũ Lân, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài ở 5 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân của 17 dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như Êđê, Bana, M’nông, Xêđăng, Cơho, J’rai… Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, âm hưởng cồng chiêng đi suốt vòng đời người, từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành và cả khi về với tổ tiên cũng đều có âm nhạc của cồng chiêng đưa tiễn. 

Kết thúc chương trình, các nghệ nhân, khách mời nắm tay nhau biểu hiện tình đoàn kết.

Liên hoan văn hóa Cồng chiêng năm 2017, ngoài các nghệ nhân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên, còn có các đoàn nghệ thuật của tỉnh Quảng Nam, nước bạn Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Rumania. Các nghệ nhân đoàn nước Campuchia uyển chuyển trong trang phục như những bông trắng khoe sắc và trình diễn “Điệu múa cà phê”; đoàn nước Hàn Quốc trình diễn tiết mục “Nông nhạc philbong”...  Mỗi đoàn nghệ thuật đã mang đến đêm hội những diễn tấu cồng chiêng, điệu múa đa sắc màu dân tộc, khẳng định ý nghĩa và thành công của Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2017.  

Việt Hoàng (Báo Tin Tức)
Nhiều hội diễn, liên hoan trong năm 2017
Nhiều hội diễn, liên hoan trong năm 2017

Với mục đích nâng cao chất lượng các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh; năm 2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch) sẽ tổ chức nhiều cuộc thi, liên hoan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN