Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 2/TB-VPCP truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý thông qua phương án quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy và các thông số lưu lượng mùa kiệt, mùa lũ chuyển vào sông Đáy.    

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn chỉnh dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 này.

Xây dựng cầu đường sắt Ninh Bình mới bắc qua sông Đáy. Ảnh: TTXVN


Về lâu dài, Bộ cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan sớm nghiên cứu phương án xây dựng đập dâng sông Hồng nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước, ổn định dòng chảy mùa kiệt, đảm bảo vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi hai bên bờ sông và tạo điều kiện phát triển giao thông thủy.     

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức quản lý chặt chẽ quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch ở vùng bụng chứa Vân Cốc và giữa hai đê sông Đáy, giữ mật độ xây dựng hiện nay (không vượt quá 15%).


Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tăng cường quản lý việc khai thác cát sỏi, nhất là trên các hệ thống sông lớn liên quan đến nhiều địa phương như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Hậu, sông Tiền... xây dựng quy hoạch khai thác, kế hoạch nạo vét, tận thu cát sỏi lòng sông, đảm bảo trật tự, hạn chế các tác động tiêu cực đến dòng chảy.


TTXVN/Tin tức  

Nhức nhối nạn “cát tặc” trên sông Đáy
Nhức nhối nạn “cát tặc” trên sông Đáy

Đoạn sông Đáy giáp ranh giữa xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) và xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) nay rộng hơn nhiều “nhờ” hiện tượng sạt lở nghiêm trọng vùng bãi bồi thuộc địa phận xã Hoàng Nam. Nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở này là do nạn "cát tặc".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN