Quyết liệt phòng chống dịch cúm từ biên giới

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A/H7N9 xảy ra tại Trung Quốc, công tác phòng chống dịch cúm ngay từ các tỉnh biên giới trở nên đặc biệt quan trọng.


Tại tỉnh Lạng Sơn, các lực lượng chống buôn lậu, các huyện giáp biên, chi cục thú y, các trạm kiểm dịch y tế... tăng cường các biện pháp chống gia cầm, sản phẩm động vật nhập lậu. Đặc biệt, ngành y tế đã áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ người xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới.


Ông Lý Kim Soi, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế cho biết: Hiện nay, tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và ga Đồng Đăng trung bình có khoảng trên dưới 1.000 lượt khách nhập cảnh một ngày. Do vậy, Trung tâm luôn đảm bảo vận hành các máy đo thân nhiệt ở đây hoạt động tốt nhằm phát hiện các trường hợp nghi mắc bệnh để có biện pháp cách ly kịp thời. Đồng thời, Trung tâm lập kế hoạch giám sát chặt chẽ, phát hiện kịp thời để khám sàng lọc, chuẩn bị tốt phòng cách ly tạm thời và phương tiện vận chuyển nhanh để có thể đưa người nghi nhiễm đến khu vực cách ly.


Thêm một tỉnh Trung Quốc có virút cúm A/H7N9

Tân Hoa Xã ngày 14/4 đưa tin, Trung Quốc đã ghi nhận thêm một tỉnh nữa là Hà Nam có virút cúm A/H7N9. Đến nay, tổng số người nhiễm virút cúm mới này trên toàn Trung Quốc đã lên tới 60 người, trong đó có 13 ca đã tử vong. Hà Nam vừa xác nhận hai người bị nhiễm cúm A/H7N9 sau khi có kết quả xét nghiệm của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc. Trường hợp thứ nhất là một người đàn ông 34 tuổi, họ Ma, làm đầu bếp nhà hàng ở thành phố Kaifeng, có triệu chứng cúm từ ngày 6/4. Người này đang trong tình trạng nguy kịch. Trường hợp thứ hai là một nông dân 65 tuổi ở Zhoukou, thường xuyên tiếp xúc với gia cầm. Ông đang ở trong điều kiện ổn định sau khi được điều trị.

Thùy Dương

Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế Lạng Sơn đã tăng cường giám sát, điều trị các bệnh truyền nhiễm mùa hè; kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, xây dựng phương án phòng chống dịch tại địa phương, chuẩn bị hóa chất, thuốc men, trang thiết bị chuyên môn và trang bị phòng hộ đáp ứng tình huống khi có dịch xảy ra. Ngành Y tế phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thú y, Chi cục Kiểm dịch động vật, thực vật, nắm tình hình khu vực biên giới, khu vực chăn nuôi gia cầm tập trung, các chợ buôn bán gia cầm. Trong nội địa, ngành y tế thường xuyên giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp viêm phổi ở các địa phương để gửi xét nghiệm tìm nguyên nhân; giám sát các trường hợp tiếp xúc với người bệnh, xử lý kịp thời từ các ca bệnh mới để phát hiện, tránh lây lan ra cộng đồng.


Theo ông Vũ Xuân Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh, hiện nay, việc kiểm soát gia cầm xâm nhập từ đường biên giới rất khó khăn do biên giới dài, lực lượng kiểm tra lại mỏng, ngay cả tại các chợ cũng khó phân biệt được đâu là gà Trung Quốc, đâu là gà Việt Nam. Chính vì vậy cần phải tăng cường phối hợp liên ngành và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc kiểm soát gia cầm nhập lậu. UBND xã, phường phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra buôn bán gà Trung Quốc ở địa bàn, hạn chế thấp nhất gà nhập lậu qua biên giới.

 

Thái Thuần - Tuyết Mai

Cấp bách phòng chống nguy cơ dịch chồng dịch
Cấp bách phòng chống nguy cơ dịch chồng dịch

Hiện nay, các chuyên gia y tế rất lo ngại về nguy cơ cùng lúc sẽ bùng phát hai loại dịch bệnh nguy hiểm là cúm A/H7N9 và cúm A/H5N1.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN