Bệnh nhân nhiễm H7N9 suýt tử vong đang khỏe lại

Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, hy vọng mới đang xuất hiện trong cuộc chiến chống virus cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc khi một người đàn ông ở thành phố Hàng Châu bị nhiễm bệnh dịch này nặng đến mức suýt tử vong hiện đang khỏe lại, và một bé trai 4 tuổi ở thành phố Thượng Hải cũng đang hồi phục sau khi nhiễm virus H7N9.

Vợ và con trai của nam bệnh nhân ở Hàng Châu, người đã được xác nhận nhiễm cúm H7N9 cách đây một tuần, đã được quan sát bệnh nhân này đang dần hồi phục qua một đường truyền điện thoại video tại Bệnh viện Chi nhánh số 1 của Đại học Chiết Giang. Trong khi đó, ông Ngô Phàn, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Thượng Hải cho biết, bé trai 4 tuổi ở Thượng Hải đã hồi phục và không còn dấu hiệu khó thở, một triệu chứng điển hình của bệnh cúm H7N9.


Những trường hợp bình phục đem đến hi vọng cho cuộc chiến chống virus H7N9 ở Trung Quốc.


Vợ của nam bệnh nhân ở Hàng Châu vui mừng cho biết: “Tôi không thể giúp đỡ anh ấy ngoài việc bật khóc khi nhìn thấy anh ấy qua màn hình. Anh ấy đã bị "Thần chết" vồ lấy và tôi gần như đã suýt mất anh ấy. Giờ đây tôi là người hạnh phúc nhất trên thế giới. Các bác sĩ nói rằng anh ấy vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng nguy hiểm, nhưng anh ấy đã có thể mỉm cười và nghe thấy chúng tôi nói. Tất cả chúng tôi đều thấy hi vọng.”

Người đàn ông trên được đưa vào phòng điều trị cách ly trong 8 ngày qua và đã có lúc gần như ngừng thở. Bệnh nhân này bắt đầu bị ho và sốt vào ngày 20/3, ít ngày sau khi anh ta mua 2 con chim cút tại một khu chợ ở địa phương, nơi cũng bán các loại gia cầm khác như gà và chim bồ câu.

Kể từ tối 5/4 vừa qua anh này đã có thể tiểu tiện trở lại. Các bác sĩ nói rằng đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy hệ tuần hoàn của anh ta đã bắt đầu hoạt động trở lại. 12 bác sĩ và 20 y tá đã bận rộn với việc điều trị cho nam bệnh nhân trên trong suốt cả tuần qua. Bác sĩ Lý Lan Quyên, một bác sĩ tham gia điều trị cho bệnh nhân này, đồng thời là một trong những chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Trung Quốc, nói với giới truyền thông rằng trường hợp này có thể giúp giới chuyên gia y tế có những manh mối để tìm ra một liệu pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh cúm gia cầm H7N9.

Bác sĩ Lý nói rằng bệnh nhân trên đã được tiêm những liều kháng sinh mạnh nhưng chỉ bắt đầu khỏe hơn sau khi các bác sĩ dừng sử dụng kháng sinh và chuyển sang các phương pháp điều trị truyền thống như trợ thở và nuôi dinh dưỡng ngoài ruột (tiêm chất dinh dưỡng vào mạch máu). Cách điều trị này giúp bệnh nhân tránh bị nhiễm trùng và thường được sử dụng đối với các bệnh nhân nặng.

Giới chức Bệnh viện Chi nhánh số 1 của Đại học Chiết Giang cho biết, mặc dù điều kiện sức khỏe của bệnh nhân đã được cải thiện nhưng các bác sĩ vẫn đang cố gắng loại bỏ hết virus H7N9 ra khỏi cơ thể anh này. Vợ của bệnh nhân cho biết, virus H7N9 không thể lây từ người sang người bởi vì chị đã ở cùng chồng mình suốt trong khoảng thời gian anh này đổ bệnh vào ngày 20/3. Bệnh nhân này cũng đã tiếp xúc với nhiều người khi đi khám tại các trung tâm y tế từ ngày 22-25/3.


Tiến Trung

Ráo riết phòng chống dịch cúm A/H7N9 - Lên kịch bản phòng chống
Ráo riết phòng chống dịch cúm A/H7N9 - Lên kịch bản phòng chống

Nhằm đối phó với diễn biến rất phức tạp của dịch cúm A/H7N9 xuất hiện tại Trung Quốc và có nguy cơ lây lan, Bộ Y tế Việt Nam đã kịp thời xây dựng "Kế hoạch hành động phòng, chống dịch cúm A/H7N9" và phác đồ điều trị.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN