Tạo dựng lòng tin với khách hàng
Hiện nay, ở Hà Nội cũng như nhiều thành phố lớn khác có rất nhiều cửa hàng kinh doanh nông sản, thủy sản công bố bán sản phẩm sạch, an toàn. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn còn băn khoăn về mức độ “sạch, an toàn” của các cơ sở này.
Ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Công ty BigGreen Việt Nam, một trong những doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT chứng nhận sản xuất an toàn, nói: “Để xây dựng được các chuỗi rau an toàn rất khó khăn, đầu tư lớn. Trong đó, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp là tạo dựng lòng tin với người tiêu dùng. Chúng tôi bắt đầu xây dựng các chuỗi rau sạch từ năm 2009, nhưng phải mất 4 - 5 năm mới tạo dựng được lòng tin với khách hàng”.
Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục giới thiệu các mô hình sản xuất sạch tới người dân trong thời gian tới. |
Theo ông Hưng, các thông tin về thực phẩm bẩn được đăng tải khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào các sở sản xuất rau sạch, thực phẩm sạch. Để giúp những doanh nghiệp làm ăn chân chính có điều kiện phát triển, Bộ NN&PTNT đã thí điểm chứng nhận cho một số doanh nghiệp về sản xuất thực phẩm an toàn. Công việc này sẽ giúp người dân có cơ hội tiếp xúc với các cơ sở sản xuất sạch thực sự.
Còn theo bà Bích Liên, Giám đốc Công ty Thủy Thiên Nhu chuyên cung cấp thịt lợn sạch (được Bộ NN&PTNT chứng nhận), xuất phát từ việc không lựa chọn được thực phẩm sạch để tiêu dùng, công ty đã quyết định đầu tư vào nuôi lợn sạch. “Trong giai đoạn đầu, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là người tiêu dùng chưa tin tưởng, có lúc họ còn xúc phạm doanh nghiệp, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì sản xuất thực phẩm sạch và đến nay chúng tôi đã được Bộ NN&PTNT chứng nhận sản xuất nông sản an toàn theo chuỗi”, bà Liên nói.
Nhằm giúp người dân nhận diện được thực phẩm sạch, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức Tuần lễ giới thiệu “Nông sản an toàn” và công bố Chương trình “Địa chỉ Xanh - Nông Sản sạch” từ ngày 6 - 9/5 tại Hà Nội. Mục tiêu của chương trình là đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu nông sản an toàn tới người tiêu dùng, giới thiệu những địa chỉ bán nông sản đã được kiểm soát an toàn thực phẩm, đồng thời, khuyến khích người nông dân, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, chế biến... thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm nông sản an toàn. |
Theo bà Liên, để sản xuất sạch thì phải kiểm soát từ khâu giống tới chăn nuôi, dịch bệnh, bảo quản, chế biến..., tới tay người tiêu dùng. Như vậy, mới kiểm soát chặt được chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, việc được chứng nhận này giúp cho người tiêu dùng phân biệt được các cơ sở sản xuất an toàn có chứng nhận. Từ đó, người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh chân chính, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tới người dân nhiều hơn.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết.
Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo, các cơ quan trực thuộc, các sở nông nghiệp có các cơ chế kiểm tra, giám sát các đơn vị được cấp giấy chứng nhận. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định hiện hành”.
Nhân rộng các chuỗi thực phẩm sạch
Theo Bộ NN&PTNT, một trong ba trụ cột mà Bộ đề ra để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân trong thời gian tới là tăng cường kết nối sản phẩm nông nghiệp an toàn có xác nhận với người tiêu dùng.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, trước yêu cầu bức thiết của người tiêu dùng về quyền được tiếp cận nông sản, thực phẩm an toàn, Bộ sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông, nhằm triển khai kế hoạch hành động năm cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc công bố các cơ sở sản xuất an toàn là để khuyến khích người nông dân, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, chế biến thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, để đảm bảo sản phẩm nông sản an toàn, có thương hiệu và rõ nguồn gốc xuất xứ.
“Mong rằng đây sẽ là một trong những chương trình tạo niềm tin cho người tiêu dùng về sản phẩm nông sản an toàn, thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định của Luật An toàn thực phẩm” ông Tám cho biết thêm.
Bước đầu, Bộ NN&PTNT mới chứng nhận cho 4 cơ sở ở Hà Nội, 6 cơ sở ở TP.HCM và một số cơ sở ở các tỉnh khác sản xuất an toàn. Số lượng này còn quá ít so với những thị trường lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Ông Nguyễn Như Tiệp thừa nhận: “Số lượng này còn ít nhưng đây là kết quả ban đầu, chúng ta sẽ tiếp tục kiểm tra, chứng nhận thêm các cơ sở sản xuất sạch theo chuỗi. Chúng tôi cũng đang hoàn thành quy trình để kết nối sản xuất, phân phối để hình thành nhiều chuỗi hơn, giúp người dân có thêm nhiều lựa chọn”.
Tại Hà Nội, 4 cơ sở được Bộ NN&PTNT chứng nhận gồm: Công ty Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam (Số 109 E3 Thái Thịnh, Hà Nội) cung cấp rau sạch; Công ty Thủy Thiên Nhu (Số 13 Đỗ Quang, quận Cầu Giấy) cung cấp thịt lợn an toàn; Cửa hàng thực phẩm sạch số 1 - Công ty cổ phần Thực phẩm T&T (159 - Lô 25 - 16B4 Làng Việt Kiều châu Âu, Hà Đông) cung cấp thịt lợn an toàn; Cửa hàng thực phẩm sạch T&T 159 - Công ty CP Thực phẩm T&T (159 - A1, lô 5, KĐT mới Định Công, quận Hoàng Mai) cung cấp thịt lợn an toàn; Công ty cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu Tổng hợp (Số 100 Lò Đúc, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cung cấp rau sạch. Tại TP Hồ Chí Minh có 6 cơ sở gồm: Hệ thống siêu thị Co.op Mart Văn Thánh - số 561A Điện Biên Phủ, P.25, quận Bình Thạnh cung cấp thịt sạch; Liên hiệp HTX TM TP.HCM (Sài Gòn Co.op) - số 199 - 205, Nguyễn Thái Học, quận 1 cung cấp rau sạch; Công ty MEGA MARKET VIỆT NAM (tên cũ là METRO Cash & Carry Việt Nam) Khu đô thị mới An Phú - An Khánh, quận 2 cung cấp rau sạch; Cty TNHH Đầu tư Quốc tế Nam An - số 21, Thảo Điền, khu phố 1, phường Thảo Điền, quận 2, cung cấp thịt gà... |