Đẩy mạnh công tác dân tộc giai đoạn mới

Đề án chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 là một chính sách nhằm giải quyết những khó khăn bức xúc về đời sống kinh tế - xã hội của các hộ nghèo do Ủy ban Dân tộc (UBDT) xây dựng. Đây được xem là một trong những chính sách quan trọng trong Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn mới.

Tránh chồng chéo, trùng lắp

Giai đoạn 2016 - 2020, UBDT xây dựng và đề xuất tiếp tục thực hiện 9 chính sách, với tổng kinh phí dự kiến là hơn 49.000 tỷ đồng, gồm: Chương trình 135; Đề án chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020; Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”; Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2020; Chính sách sắp xếp, ổn định dân cư cho người di cư tự do từ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trở về nước; Quyết định số 498/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025”; Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2016 - 2020; Chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS&MN, vùng ĐBKK giai đoạn 2016 - 2020.

Hỗ trợ đất sản xuất để đồng bào có kế sinh nhai.

Ông Ngô Thế Hiên, đại diện Bộ NN&PTNN cho rằng UBDT cần phối hợp với các bộ, ngành trong việc đề xuất chính sách để tránh trùng lắp. Đơn cử, đối với chính sách bố trí ổn định sắp xếp dân cư, tiếp tục thực hiện cho đối tượng du canh du cư cần có sự phân định rõ ràng để tránh trùng lắp giữa các QĐ 33/QĐ - TTg (2007) với QĐ 193/QĐ TTg (2006) hay QĐ 1776/QĐ - TTg (2012) do Bộ NN&PTNT... thực hiện; cũng như cần rà soát lại để các đối tượng được thụ hưởng chính sách không bị trùng.

Còn theo ông Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) cho rằng: Hiện nay, chương trình mục tiêu quốc gia chỉ còn 2 chương trình là nông thôn mới và chương trình giảm nghèo. CT 135 có hợp phần hỗ trợ sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng. Chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình 30a cũng có hợp phần đó. Để tránh lãng phí, có thể lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình 135 với các chương trình nông thôn mới, chương trình 30a, để khi xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn cũng là lúc có thể đạt xã chuẩn nông thôn mới.

Về phân bổ nguồn vốn, ông Hoàng Đăng Khoa đưa ra ý kiến: Nên giao vốn về cho tỉnh, tỉnh sẽ tùy theo điều kiện để phân cho từng huyện, từng xã 135, song hành cùng với hai chương trình giảm nghèo bền vững và nông thôn mới. Đối với các xã đặc biệt khó khăn cần được tăng thêm nguồn lực. Các địa phương thường dồn nguồn lực để tập trung vào các xã chuẩn bị hoàn thành nông thôn mới để đạt chỉ tiêu, nhưng lại bỏ sót các xã 135.

Hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp cho đồng bào để tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Sơn Phước Hoan, trong giai đoạn này, điểm nhấn là UBDT đề xuất xây dựng chính sách đặc thù theo hướng tích hợp các chính sách hết hiệu lực sau năm 2015, nhưng mục tiêu chưa hoàn thành. Việc xây dựng chính sách đặc thù sẽ giúp phủ khắp tới các đối tượng nghèo, chưa được hưởng chính sách ưu tiên.

“Thực ra chính sách đặc thù này không có gì mới ngoài các chính sách cũ hết hiệu lực, nhưng cần thiết phải được tiếp tục. Các chính sách được đưa ra đều ưu tiên phát triển vùng đồng bào DTTS, nhưng qua thực tế triển khai, đồng bào DTTS có chính sách đặc thù lại chưa được hưởng, tưởng chừng được ưu tiên nhưng lại không được ưu tiên. Cụ thể như trong tổng các chính sách của UBDT dành cho vùng dân tộc chưa có chính sách nào được bố trí vốn đạt tới 80%, ngoại trừ chương trình 135, còn hầu hết các chính sách mới chỉ đáp ứng được 40 - 50%. Quan điểm ưu tiên không rõ, nội hàm thực hiện chính sách cũng chưa có sự phân biệt. Chẳng hạn, trong lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động, lấy đề án 1956 để đào tạo chung cho cả nước, chỉ có một câu lồng ghép vào là ưu tiên cho đồng bào DTTS, còn lại vẫn theo đối tượng chung”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Sơn Phước Hoan đánh giá.

Chính sách dân tộc trong giai đoạn mới sẽ được xây dựng theo hướng dài hạn, phân rõ chính sách có tính chiến lược và chính sách giải quyết những vấn đề bức xúc, có tính tình huống; tiếp cận giảm nghèo theo hướng đa chiều. Những chính sách nào đang phát huy hiệu quả sẽ tiếp tục thực hiện, những chính sách nào có nội dung không còn phù hợp sẽ đề nghị sửa đổi và tiếp tục đề xuất những chính sách mới.

Tăng cho vay, giảm cho không

Giai đoạn 2016 - 2020, cùng với hai chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững) đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 100/2015/QH13; Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra Quyết định 1557/QĐ - TTg phê duyệt “Một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS”.

Xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp.

Theo tiến sĩ Nguyễn Cao Thịnh, chuyên gia tư vấn của UBDT, quyết định này đã thể hiện sự cam kết của Chính phủ đối với việc phát triển mọi mặt vùng DTTS và miền núi. Với 19 chỉ tiêu quan trọng và 7 nhóm mục tiêu cơ bản, Quyết định 1557 đã thể chế hóa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS vào trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của quốc gia. Theo đó, sẽ tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đối với các đồng bào DTTS sau năm 2015. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chính sách từ Trung ương đến địa phương, đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội. Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động vốn ODA, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các đối tác phát triển và tổ chức quốc tế để thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển”.

Còn theo nhận định của ông Danh Út, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội: “Mặc dù giai đoạn 2011 - 2015 nhiều chính sách có nội dung trùng nhau, nhưng lại vẫn còn bỏ sót đối tượng, nên chính sách giai đoạn tới cần hướng tới đối tượng chưa được các chương trình, chính sách khác chưa phủ kín như: nhu cầu về nước sạch, đất ở, đất sản xuất, đào tạo và chuyển đổi nghề, giao khoán bảo vệ rừng... nên nếu không thực hiện chính sách đặc thù, thì đồng bào ở vùng ĐBKK còn gặp nhiều khó khăn”.

“Vì lẽ đó, việc xây dựng chính sách đặc thù là để tiếp tục hỗ trợ cho các hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi là chính sách quan trọng, gồm nhiều nội dung để tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn nhất, bức xúc nhất của đồng bào các DTTS và miền núi, tạo đà cho hộ nghèo có điều kiện phát triển, góp phần ổn định dân cư ở những địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn. UBDT đề xuất xây dựng chính sách đặc thù theo hướng tích hợp các chính sách hết hiệu lực trong năm 2015, nhưng mục tiêu chưa hoàn thành vào trong một quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi kỳ vọng chương trình này sẽ là một nội dung quan trọng của công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2020, trong đó chú trọng ‘tăng cho vay, giảm cho không’”, ông Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT cho biết.

“Chính sách nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc và miền núi từ 3,5 - 4%/năm; giải quyết việc làm và đất sản xuất cho 80% hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất; giải quyết tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; bố trí sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho các hộ còn du canh du cư, di cư tự do. Đồng thời, tạo điều kiện để người dân tiếp cận tốt hơn với nguồn tín dụng ưu đãi”, Thứ trưởng Sơn Phước Hoan cho biết thêm.
Bài và ảnh: Minh Đức
Phát huy hiệu quả chiến lược công tác dân tộc
Phát huy hiệu quả chiến lược công tác dân tộc

Ngày 12/11, tại Thanh Hóa, ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã chủ trì Hội nghị đánh giá, nhằm chuẩn bị cho công tác sơ kết Chiến lược công tác dân tộc (CLCTDT) đến năm 2020 theo Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ và 1 năm triển khai Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN