Đồng bào Mường làm giàu từ cây thanh long

Dễ trồng, dễ bán, đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao, thanh long ruột đỏ, ruột tím là cây trồng đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Mỹ Lương, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, mở rộng sản xuất. Mô hình này đã mở ra cơ hội làm giàu mới cho bà con dân tộc thiểu số nơi đây.

Thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: TTXVN.



Với hầu hết dân số là đồng bào dân tộc Mường, trước đây xã Mỹ Lương có nhiều hộ gia đình thuộc diện khó khăn. Từ khi được cán bộ khuyến nông huyện phổ biến mô hình và hướng dẫn cách trồng, rất nhiều hộ dân ở xã Mỹ Lương đã mạnh dạn đưa diện tích đất đồi vào trồng thanh long ruột đỏ, ruột tím, đem lại thu nhập tới hàng trăm triệu đồng.

Theo kinh nghiệm của bà con, giống thanh long ruột đỏ, ruột tím rất ít sâu bệnh, dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, thời gian thu hoạch kéo dài. Chỉ cần sau 1 năm trồng, thanh long đã cho quả, đến năm thứ 3 năng suất tăng gấp 3 lần năm thứ nhất và bắt đầu ổn định.

So với thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, ruột tím được người dân ưa chuộng, bởi không dùng chất bảo quản, không phun thuốc, có vị ngọt hơn. Kỹ thuật trồng thanh long loại này đơn giản, chỉ cần đảm bảo đủ độ ẩm cho cây bằng hệ thống tưới nước vòi xoay tự động, không cần chăm bón nhiều…

Anh Đinh Văn Hồng, khu Đồng Tiến xã Mỹ Lương cho biết: “Mỗi vụ gia đình tôi thu hoạch được khoảng gần 1 tấn quả/4 sào đất vườn trồng thanh long ruột đỏ, ruột tím, thu về khoảng từ 150 - 200 triệu đồng/năm".


Với hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ gia đình ở xã Mỹ Lương đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng nhờ trồng thanh long ruột đỏ, ruột tím.


Lâm Đào An


Giải pháp mới xử lý rác thải từ cây thanh long
Giải pháp mới xử lý rác thải từ cây thanh long

Mô hình “Thùng rác sinh học” ra đời đã mang lại kết quả khả quan giúp nông dân Bình Thuận xử lý hiệu quả rác thải từ cây thanh long…

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN