ECOWAS kêu gọi Mali cho phép can thiệp quân sự

Ngày 7/7, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã nhóm họp trong nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng đang gia tăng tại Mali.


Tham dự cuộc họp có các tổng thống ở sáu nước Tây Phi gồm Burkina Faso (Buốckina Phaxô), Cote D’ivoire (Cốt Đivoa), Nigeria (Nigiêria), Niger (Nigiê), Togo (Tôgô) và Benin (Bênanh).

Ngoại trưởng Buốckina Phaxô Djibril Bassole (phải) tại hội nghị. Ảnh: AFP/ TTXVN


Các nhà lãnh đạo ECOWAS lên tiếng kêu gọi Mali cho phép hành động can thiệp quân sự do Liên hợp quốc (LHQ) hậu thuẫn nhằm giành lại khu vực miền bắc nước này, hiện đang bị một nhóm Hồi giáo cực đoan có quan hệ với Al-Qaeda chiếm đóng. Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo này cũng kêu gọi Mali thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc từ nay đến ngày 31/7, bước tiếp theo trong việc khôi phục chế độ cai trị theo hiến pháp ở nước này tiếp sau cuộc đảo chính hồi tháng 3 gây ra tình trạng hỗn loạn tạo điều kiện cho phiến quân Tuareg chiếm giữ miền bắc.


Cũng tại hội nghị, các tổng thống trong ECOWAS cho rằng tòa án tội phạm chiến tranh quốc tế cần điều tra các hành vi bạo ngược ở miền bắc do phiến quân Hồi giáo kiểm soát, đồng thời yêu cầu tất cả các bên ở Mali chấm dứt chiến sự trước tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, bắt đầu vào ngày 20/7.


Lực lượng phiến quân Hồi giáo nói trên đã đuổi người sắc tộc Tuareg ra khỏi các thị trấn chủ chốt, áp đặt luật Hồi giáo hà khắc và tuần trước phá hủy các đền thờ Hồi giáo cổ, bị họ cho là phi Hồi giáo tại thành phố Timbuktu được LHQ công nhận là di sản văn hóa thế giới.



TTXVN/Tin Tức

Mali bác bỏ việc thành lập 'Nhà nước Hồi giáo' ở miền Bắc
Mali bác bỏ việc thành lập 'Nhà nước Hồi giáo' ở miền Bắc

Ngày 27/5, Chính phủ Mali đã kiên quyết bác bỏ việc tuyên bố thành lập chính phủ tại miền Bắc nước này của lực lượng nổi dậy thuộc Phong trào giải phóng dân tộc Adaoát (MNLA) của người Tuareg và nhóm Hồi giáo cực đoan Ansar Dine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN